Công nghệ viễn thám từ khi ra mắt đã được đánh giá là một bước tiến công nghệ lớn trong ngành khảo sát, khoa học... Ngày nay, công nghệ này được cải tiến và phát triển mạnh mẽ, kèm theo đó là khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, viễn thám cùng dần trở thành một công cụ hữu ích.
Công nghệ viễn thám được hình thành từ sự phát hiện của nhiều công nghệ đi trước. Vậy công nghệ này là gì và có ứng dụng như nào?
Viễn thám (hay còn được gọi là Remote Sensing trong tiếng Anh) là một thuật ngữ khoa học. Viễn thám thu dữ liệu, thông tin như đặc điểm, hình dáng, kích thước của một đối tượng, vật thể. Người ta thu những dữ liệu đó mà không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng khảo sát.
Người ta sử dụng công nghệ viễn thám bằng năng lượng bức xạ, phản xạ từ đối tượng khảo sát. Từ đó tiến hành phân tích, nghiên cứu những thông tin thu được và ứng dụng ở mỗi ngành nghề là khác nhau.
>> Xem thêm: Ứng Dụng Công Nghệ LiDAR Trong Trắc Địa
Công nghệ này hoạt động và lấy dữ liệu dựa theo bức xạ, phản xạ... từ đối tượng khảo sát. Nên để phát minh ra viễn thám, người ta cần dựa vào cơ sở của các phát kiến như:
Tia hồng ngoại (phát hiện năm 1800).
Kỹ thuật chụp ảnh (ra đời năm 1839).
Phổ sóng hồng ngoại và loại sóng có thể nhìn thấy.
Công nghệ chụp ảnh từ trên cao.
Học thuyết về phổ điện tử.
Phát triển kỹ thuật radar.
Đọc dữ liệu hình ảnh chụp từ máy bay.
Phương pháp xử lý ảnh số.
Bộ cảm biến có khả năng tăng kênh phổ, dải phổ và thu đa phổ...
Mỗi bước phát hiện và phát kiến mới từ trước có vai trò trong phát minh ra công nghệ viện thám ngày nay. Để nâng cao và cải tiến cho kỹ thuật viễn thám, các phương pháp xử lý anh, cảm biến thu đa phổ, dải kênh... cũng được phát triển.
Dù cùng là thu thập dữ liệu mà không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhưng người ta cũng phân loại công nghệ này theo nhiều cách. Mỗi loại viễn thám khác nhau sẽ được ứng dụng trong các ngành nghề phù hợp.
Viễn thám active (chủ động): Thu thập dữ liệu bằng các tia mà nguồn được phát ra do các thiết bị nhân tạo. Ví dụ như máy phát đặt trên thiết bị bay, (drone...).
Viễn thám passive (bị động): Dữ liệu thu được nhờ các tia có nguồn từ bức xạ là mặt trời hoặc các vật chất tự nhiên.
Công nghệ viễn thám dựa theo vệ tinh địa tĩnh. Chọn một khu vực cố định trên mặt đất, dựa vào vị trí tương đối của những vệ tinh này so với mặt đất. Bên cạnh đó, tốc độ góc quay của chúng gần như tương ứng với tốc độ góc quay của Trái Đất. Những vệ tinh được chọn thường là những vệ tinh thay thế cho vệ tinh toàn cầu trong trường hợp không đáp ứng nhu cầu khảo sát. Hoặc vệ tinh được dành để phục vụ riêng cho từng quốc gia. Ví dụ: Vinasat của Việt Nam, SDCM của Nga…
Loại viễn thám theo vệ tinh toàn cầu: Về căn bản thì những vệ tinh này có độ phủ sóng trên toàn bộ Trái Đất. Người dùng có thể khai thác và xác định tọa độ của mọi vị trí trên Trái Đất.
Viễn thám sử dụng sóng hồng ngoại và sóng nhìn thấy. Bức xạ từ mặt trời có bước sóng 0,5 micromet. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu trên các đối tượng ngoài trời. Về căn bản thì sự phản xạ được thu thập được từ những dải sóng phụ thuộc. Thiết bị viễn thám lấy thông tin nhờ vào sự phản xạ từ bề mặt vật thể và bề mặt của Trái Đất. Trên các đối tượng, vật thể có các phổ phản xạ để thiết bị viễn thám có thể lấy dữ liệu.
Loại dựa theo hồng ngoại nhiệt. Trong điều kiện môi trường bình thường, các vật thể trong đều tự phát bức xạ. Những bức xạ này có là những bước sóng có đỉnh là 10 micromet. Các thiết bị viễn thám sẽ dựa theo năng lượng nhiệt đó để xác định là thu dữ liệu.
Viễn thám siêu cao tần sử dụng bức xạ có dải bước sóng cao. Dải sóng cao tần này lên dao động từ một cho đến vài chục centimet. Thường thì dải sóng này bắt nguồn từ máy phát chứ không phải từ bức xạ từ chính vật thế.
>> Xem thêm: Hệ Thống GIS Và Ứng Dụng Trong Ngành Trắc Địa
Tại Việt Nam, công nghệ viễn thám có vai trò quan trọng và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Đặc biệt là ngành đo đạc bản đồ, hệ thống quản trị thông tin địa lý. So với ngành địa chất, nông nghiệp hay môi trường thì ngành đo đạc bản đồ ứng dụng đến 43% công nghệ viễn thám. Quy mô sử dụng và khu vực khai thác công nghệ không bị hạn chế. Bạn có thể đứng ở một chỗ và thu thập thông tin, dựng bản đồ 3D.
Người ta khai thác công nghệ viễn thám ở các thiết bị thu thập thông tin như máy bay không người lái, vệ tinh... Nhờ vào công nghệ này, ta có thể thu ảnh vật, tạo bản đồ, xây dựng bản vẽ, quan trắc... với ngành trắc địa. Công nghệ này cũng được đưa vào khai thác và sử dụng trong cứu hộ, cứu nạn, giám sát môi trường, ứng phó thiên tai, quản lý tài nguyên...
Công nghệ này có những ưu điểm về tiết kiệm thời gian, chi phí. Người dùng không mất công di chuyển đi lại nhiều vị trí mà vẫn thu được kết quả đáng tin cậy. Đồng thời, hiệu quả về kinh tế cao giúp chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Trong thời đại công nghệ số hóa hiện nay, ứng dụng của công nghệ viễn thám càng bộc lộ nhiều công dụng thực tiễn. Sự phát triển của chúng trong tương lai có thể phục vụ tốt nhiều ngành nghề trong xã hội. Các công cụ và phần mềm hỗ trợ cũng được cải tiến từng ngày. Khả năng trong tương lai, công nghệ viễn thám sẽ dần thay thế các công tác truyền thống, hỗ trợ công việc của con người. Có thể ở tương lai không xa, các kỹ sư chỉ có thể lập bản đồ 3D tại vùng sâu vùng xa mà không cần trực tiếp đến lấy mẫu thông tin.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội :
0904 193 788
TP. HCM :
0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131