TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ MÁY TRẮC ĐỊA CHÍNH HÃNG
Danh mục sản phẩm
15/04/2023 - 10:00 AMAdmin 963 Lượt xem

Sai số trong đo đạc và phương pháp hạn chế nó luôn là vấn đề được các kỹ sư trong ngành trắc địa quan tâm. Để áp dụng các phương pháp hạn chế sai số một cách tối ưu, hiệu quả, người thực hiện cần xác định chính xác loại sai số cũng như nguyên nhân dẫn tới sai số. Bài viết dưới đây, hãy cùng Trắc địa Thái Dương tìm hiểu về sai số trong đo đạc và cách thức hạn chế sai số nhé.

Top 3 phương pháp hạn chế sai số trong đo đạc

Nguồn gốc của sai số trong đo đạc

Sai số trong đo đạc được hiểu là khoảng chênh lệch giá trị giữa những lần đo hoặc giá trị tính được đo so với giá trị thực tế, giá trị chính xác của một đại lượng. Hiểu theo cách đơn giản, sai số chính là khoảng chênh lệch giữa giá trị đo lý thuyết và thực tế theo một xác suất.

Trong quá trình quan sát, đo lường, việc thực hiện đo nhiều lần một đại lượng sẽ dẫn tới kết quả đo giữa các lần không giống nhau. Điều đó chỉ chứng tỏ kết quả đo có sai số. Đồng thời, giá trị đo được chỉ mang tính chất gần đúng, tương đối đúng mà thôi.

Trong ngành Trắc địa, sai số thực được ký hiệu là ∆i, sai số gần đúng ký hiệu là Vi. Chúng được tính theo công thức riêng biệt sau:

  • ∆i = X – Li

  • Vi = x – Li

Trong đó:

  • X: Giá trị thực.

  • x: Trị xác suất.

  • Li: Giá trị đo lần i.

Vì điều kiện đo giữa các lần đo khác nhau. Vậy nên ∆i và Vi giữa các lần cũng không có sự trùng lặp.

>> Xem thêm: Sai Số Cho Phép Trong Đo Đạc Tối Đa Là Bao Nhiêu

Sai số trong đo đạc gồm những loại nào?

Dựa vào nguồn gốc gây ra sai số, có tổng cộng 3 loại sai số trong đo đạc:

Sai số nhầm lẫn

Trong quá trình đo đạc, có thể phát sinh một số lỗi sai. Điển hình như đo sai, tính sai, ghi sai. Khi tần suất đo lặp lại nhiều lần, bạn có thể phát hiện được sai số này. Đồng thời, một số trường hợp có xuất hiện sai số lớn của giá trị tuyệt đối, Người đo đáng lẽ không mắc phải với điều kiện đó. Khi đó, lỗi sai được coi là sai số nhầm lẫn, sai số thô.

Sai số trong đo đạc và phương pháp hạn chế sai số khi đo luôn là vấn đề được các kỹ sư trong ngành trắc địa quan tâm, tìm hiểu.

Chẳng hạn, một ngôi nhà có chiều dài khoảng 60. Tuy nhiên, khi đo lại lần 2, kết quả cho ra là 62. Vậy 2m thừa ra chính là sai số.

Sai số hệ thống

Sai số hệ thống là loại sai số phát sinh do dụng cụ đo không hoàn chỉnh. Hoặc do sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, do tật của người đo. Loại sai số này có giá trị, dấu không đổi và thường xuất hiện lặp lại nhiều lần giữa các lần đo.

Ví dụ để người đo dễ hiểu, khi bạn đo một đoạn thẳng bằng thước dài 30m. Nhưng trong thực tế, chiều dài lúc đó của thước là 30.001m. Mỗi lần sử dụng thước đo, độ lớn sai số là 1mm. Đây chính là sai số hệ thống Trắc địa Thái Dương đang nhắc tới.

Sai số ngẫu nhiên

Sai số ngẫu nhiên là loại sai số sinh ra từ kết quả của tác động giữa nhiều nguồn sai số khác nhau. Hoặc nó xuất hiện ro sự biến đổi không ngừng của điều kiện trong đo đạc. Lỗi sai này có dấu và giá trị không thể xác định cụ thể được. Nó có thể lớn, nhỏ, âm hoặc dương.

Một số tính chất của sai số ngẫu nhiên có thể kể đến:

  • Tính giới hạn: Khi đo đạc trong điều kiện định sẵn, sai số ngẫu nhiên không vượt qua giới hạn.

  • Tính tập trung: Giá trị tuyệt đối của sai số càng nhỏ thì số lần xuất hiện càng nhiều.

  • Tính đối xứng: Sai số có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng trái dấu thì số lần xuất hiện ngang bằng.

  • Tính bù trừ: Khi số lần tăng lên vô hạn, trung bình cộng giữa các sai số dần tiến giá trị về 0.

3 phương pháp hạn chế sai số trong đo đạc

Đối với các sai số khác nhau, các chuyên gia sẽ đưa ra hướng giải quyết hạn chế sai số khác nhau. Cụ thể:

Phương pháp giảm sai số nhầm lẫn

Sai số trong đo đạc và phương pháp hạn chế sai số khi đo luôn là vấn đề được các kỹ sư trong ngành trắc địa quan tâm, tìm hiểu.

Do sai số nhầm lẫn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Vậy nên loại sai số này có thể được khắc phục bằng cách:

  • Cẩn thận trong đo đạc, không cho phép phát sinh nhầm nhẫn.

  • Để loại bỏ sai số khỏi kết quả, bạn cần xác định sai lầm cụ thể và kiểm tra kết quả lặp lại.

Giảm sai số hệ thống

Người đo có thể hạn chế sai số hệ thống bằng một số cách:

  • Kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, dụng cụ đo.

  • Thay đổi phương pháp đo phù hợp điều kiện ngoại cảnh sao cho phù hợp.

  • Tính toán số hiệu chỉnh vào kết quả đo.

>> Xem thêm: Máy Định Vị GPS Là Gì? Những Điều Cần Biết

Giảm sai số ngẫu nhiên

So với hai loại sai số trên có thể loại bỏ, sai số ngẫu nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, người đo chỉ có thể hạn chế bằng cách:

  • Ưu tiên thiết bị, dụng cụ đo đạc nhạy bén, tốt hơn.

  • Thay đổi phương pháp đo đạc sao cho phù hợp hơn.

  • Chọn thời điểm thực hiện đo chuẩn xác hơn.

  • Số lần đo đạc không quá nhiều và quá ít.

  • Sau nhiều lần đo đạc, trong điều kiện đo khác nhau, tính kết quả trung bình từ những sai số ngẫu nhiên.

Kết luận

Nhìn chung, trong đo đạc trắc địa, đối mặt với sai số là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để việc đo đạc đạt hiệu quả, chính xác, người thực hiện cần hiểu rõ nguyên nhân. Khi đó mới có thể áp dụng phương pháp hạn chế sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến dịch vụ đo đạc và các thiết bị trong ngành, liên hệ Trắc địa Thái Dương để được tư vấn. Chúng tôi hiện đang cung cấp sản phẩm từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Alpha Geo, SOUTH, CHCNAV...

Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG

 

Tin liên quan

Máy Thuỷ Bình Là Gì? Ứng Dụng Của Máy Thuỷ Bình Trong Đo Đạc Máy Thuỷ Bình Là Gì? Ứng Dụng Của Máy Thuỷ Bình Trong Đo Đạc
Máy thủy bình cung cấp nhiều chức năng đo lường khác nhau, ứng dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, trắc địa... Đây cũng là 1 thiết bị quan trọng, hữu ích và...
11 Tips Bảo Quản Máy Trắc Địa Siêu Bền 11 Tips Bảo Quản Máy Trắc Địa Siêu Bền
Làm thể nào để bảo quản máy trắc địa đúng cách? Bảo quản thiết bị trắc địa rất quan trọng đối với các kĩ sư đo đạc, vì giá trị của các thiết bị...
7 Điều Khách Hàng Luôn Thắc Mắc Khi Mua Máy Đo Đạc 7 Điều Khách Hàng Luôn Thắc Mắc Khi Mua Máy Đo Đạc
Để chọn cho mình một chiếc máy đo đạc thích hợp luôn là điều băn khoăn của quý khách hàng khi quyết định chọn mua máy trắc địa tốt nhất. Sau đây là 7 Điều...
Công Dụng Và Tính Năng Của Máy Toàn Đạc Điện Tử Công Dụng Và Tính Năng Của Máy Toàn Đạc Điện Tử
Máy toàn đạc là công cụ thiết bị đo đạc hữu hiệu được sử dụng trong các công trình xây dựng và khảo sát địa chất. Vậy máy toàn đạc điện tử có công...
Kinh Nghiệm Mua Máy Cân Bằng Laser Chính Hãng Uy Tín Kinh Nghiệm Mua Máy Cân Bằng Laser Chính Hãng Uy Tín
Máy cân bằng laser là dụng cụ đo đạc được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, thi công, thiết kế,... Nhưng làm thế nào để mua được máy cân bằng...
Máy Cân Bằng Laser Và Các Loại Máy Cân Bằng Laser Phổ Biến Hiện Nay Máy Cân Bằng Laser Và Các Loại Máy Cân Bằng Laser Phổ Biến Hiện Nay
Hiện nay các loại máy cân bằng laser được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trên thị trường, đặc biệt là ngành xây dựng và thiết kế. Hãy cùng Trắc Địa Thái...
Tất Tần Tật Về Phép Đo RTK Bạn Cần Biết Tất Tần Tật Về Phép Đo RTK Bạn Cần Biết
Trong những năm gần đây, hệ thống định vị toàn cầu và các phép đo RTK được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực khảo sát trắc địa, đem lại hiệu quả và độ...
Vai Trò Của Máy Toàn Đạc Điện Tử Trong Công Tác Trắc Địa Vai Trò Của Máy Toàn Đạc Điện Tử Trong Công Tác Trắc Địa
Máy toàn đạc điện tử là một công cụ đo đạc quan trọng, không thể thiếu trong lĩnh vực đo đạc - khảo sát. Vậy nó là công cụ như thế nào? Vai trò & tính...
5 Ưu Điểm Vượt Trội Của Máy GPS Cầm Tay 5 Ưu Điểm Vượt Trội Của Máy GPS Cầm Tay
Máy GPS cầm tay ngày càng trở thành thiết bị quan trọng trong công tác trắc địa bởi quá nhiều ứng dụng tiện ích mà thiết bị này mang lại. Tuy nhiên nếu bạn...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm
sản phẩm bán chạy

Cách Sửa Máy GNSS RTK Và Các Phụ Kiện Kèm Theo Cách Sửa Máy GNSS RTK Và Các Phụ Kiện Kèm Theo
Khi tiến hành sử dụng máy ngoài thực tế, khó tránh khỏi các phát sinh hoặc trục trặc kỹ thuật. Vậy cách sửa máy GNSS RTK là như nào?
Khắc Phục Lỗi Máy RTK Không Kết Nối Được Bluetooth Khắc Phục Lỗi Máy RTK Không Kết Nối Được Bluetooth
Vẫn có trường hợp máy không kết nối được Bluetooth. Vậy nguyên do là vì đâu, cùng Trắc Địa Thái Dương tìm cách khắc phục lỗi máy RTK này.
TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
   VPGD : 232 Phạm Văn Đồng
 

  TP. Hà Nội :       0904 193 788

  TP. HCM :          0986 817 116  

  -  HỖ TRỢ KT 1 :    0918 618 131   


 

Kết nối với chúng tôi
© Bản quyền thuộc về TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG. Thiết kế bởi hpsoft.vn

 

 

Gọi ngay: 0904193788
messenger icon zalo icon