Công tác đo đạc địa chính là hoạt động ghi lại thông tin vị trí, ranh giới, quyền sử dụng, chất lượng và số lượng của một đơn vị đất để lập bản đồ. Việc đo đạc trong thực tế không thể tránh khỏi sai số. Tuy nhiên, sai số trong đo đạc địa chính phải đủ điều kiện đáp ứng được quy định của nhà nước. Hãy cùng Trắc địa Thái Dương tìm hiểu cụ thể về sai số cho phép trong đo đạc qua bài viết dưới đây.
Bản đồ địa chính là bản đồ quan trọng được các cơ quan có thẩm quyền sử dụng, thống kê. Mục đích nhằm đáp ứng cho các công việc liên quan tới đất đai, công trình. Chẳng hạn như quy hoạch, đền bù, thu thuế, chuyển nhượng, kế thừa...
Trong đo đạc địa chính, 5 yếu tố cấu thành cơ bản bất kỳ kỹ sư nào cũng cần biết. Cụ thể:
Điểm: Vị trí thực địa được đánh dấu bằng dấu mốc đặc biệt. Điểm thường gồm điểm khống chế tọa độ, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, khống chế đo vẽ, điểm độ cao, địa chính...
Đường: Những đường thẳng, đoạn thẳng, đường cong nối các điểm tại thực địa.
Mốc giới quy hoạch: Những mốc, chỉ giới quy hoạch, hành lang bảo vệ đường điện cao thế. Ngoài ra, mốc giới còn gồm hành lang an toàn giao thông.
Thửa đất: Yếu tố cơ bản của đất đai. Các thửa được phân biệt bằng đường viền khép kín, nét liền.
Yếu tố nhân tạo, tự nhiên trên thửa đất: Các công trình chính (không thể hiện công trình tạm thời và công trình xây dựng).
>> Xem thêm: Máy Định Vị GPS Là Gì? Những Điều Cần Biết
Công tác đo đạc địa chính luôn đòi hỏi sự khắt khe về độ chính xác của những con số, kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc đạt được độ chính xác lên tới 100% rất khó. Các kỹ sư khó tránh khỏi ảnh hưởng từ sai số xuyên suốt quá trình hoạt động.
Để chắc chắn những con số đo đạc có được độ chính xác cần thiết, sai số cho phép trong đo đạc phải được quy định rõ ràng. Cụ thể sai số được ghi rõ trong pháp luật Việt Nam. Việc thiết lập các điều luật về sai số cho phép trong đo đạc nhằm đáp ứng:
Quyền lợi cho chủ sở hữu và người sử dụng đất
Đảm bảo sự nghiêm túc, nghiêm ngặt của cán bộ, cơ quan quản lý địa chính.
Cụ thể, theo điều 7, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, quy định về sai số cho phép trong đo đạc địa chính cụ thể:
Dựa theo tỷ lệ bản đồ cần lập, sai số trung ương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo... so với điểm khởi tính sau khi bình sai không quá 0.1 mm.
Những yếu tố như: Sai số điểm góc khung bản đồ, giao điểm lưới kilomet, điểm tọa độ quốc gia, điểm địa chính... Tất cả phải được quy định bằng 0, không có sai số trên bản đồ địa chính.
Với bản đồ địa chính dạng giấy, các điểm địa chính, điểm tọa độ quốc gia, giao điểm lưới internet... quy định phải bằng 0. Trên bản đồ địa chính không được phép xuất hiện sai số.
So với vị trí điểm khống chế đo vẽ trên bản đồ địa chính, sai số vị trí điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất dạng số gần nhất không thể vượt qua:
Bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:200: Sai số không quá 5cm.
Bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:500: Sai số không quá 7cm.
Bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:1000: Sai số không quá 15cm.
Bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:2000: Sai số không quá 30cm.
Bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:5000: Sai số không quá 150cm.
Bản đồ địa chính tỷ lệ: 1:10.000: Sai số không quá 300cm.
Với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000, sai số được phép tăng 1.5 lần đối với đất công nghiệp.
So với khoảng cách thực tế tại thực địa được đo từ cùng trạm máy, sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất được biểu diễn trên bản đồ địa chính dạng số không vượt quá 0.2mm. Tuy nhiên, đối với thửa đất cạnh chiều dài dưới 5 mét, sai số không được vượt quá 4cm.
Tương tự, với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000, sai số tương hỗ vị trí 2 điểm bất kỳ được phép tăng 1.5 lần. Sai số của bản đồ địa chính này chỉ áp dụng đối với bản đồ đất nông nghiệp.
Dựa vào độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ, kỹ sư có thể xác định vị trí các điểm mốc địa giới.
Kiểm tra sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất, sai số tương hỗ vị trí điểm
Trong quá trình kiểm tra sai số, kỹ sư cần kiểm tra đồng thời:
Sai số vị trí của điểm so với sai số vị trí điểm tương hỗ.
Điểm khống chế.
Khi kiểm tra, trị tuyệt đối của sai số lớn nhất không được vượt giá trị sai số cho phép. Đồng thời, số lượng sai số kiểm tra phải có giá trị bằng hoặc gần bằng trị tuyệt đối sai số. Tuy nhiên, hạn chế không vượt quá 10% số trường hợp kiểm tra.
>> Xem thêm: Trắc Địa Thái Dương Cung Cấp Bộ Đôi Alpha Geo L600, Netbox 1 Triển Khai Dự Án Cao Tốc Bắc Nam
Tùy theo trường hợp xuất hiện sai số, người sở hữu có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp. Trong đó, nếu sai số nằm trong mức cho phép. Chủ sở hữu có thể yên tâm việc đo đạc địa chính đang được thực hiện chính xác. Cùng với đó, diện tích đất được nhận chính là diện tích đất đang được sử dụng thực tế.
Ngược lại, sai số ngoài quy định cho phép, chủ sở hữu cần làm đơn xin đo diện tích. Sau khi đo lại, nếu kết quả (ranh giới, diện tích) đo khác với của cán bộ. Thông tin sẽ được cập nhật lại trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu kết quả giống với kết quả của cán bộ ban đầu (dù sai với thực tế). Diện tích công tác công trình vẫn là kết quả ban đầu.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn hiểu thêm về các quy định sai số cho phép trong đo đạc. Đồng thời, bạn cũng biết cần làm gì khi xuất hiện sai số. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thông số đo đạc địa chính, liên hệ Trắc địa Thái Dương để được tư vấn.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Email: tracdiathaiduong@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131