Radio là công cụ quan trọng trong nhiều ngành vận chuyển, liên lạc, xây dựng... Tuy nhiên khi ứng dụng radio UHF và VHF, người sử dụng cần biết phân biệt 2 loại này để sử dụng trong đo đạc trắc địa. Vậy sự khác biệt giữa 2 loại radio này là gì? Cùng Trắc địa Thái Dương tìm hiểu bên dưới nhé.
So sánh radio UHF và VHF trong trắc địa
Radio UHF hay VHF đều là công cụ liên lạc hiệu quả trong nhiều trường hợp. Chúng còn có ứng dụng cho trạm Base máy RTK.
Radio là thiết bị liên lạc vô tuyến hai chiều sử dụng tần số vô tuyến siêu cao (Ultra High Frequency). Radio UHF là công cụ liên lạc được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Radio UHF có nhiều loại khác nhau như radio di động cho phương tiện giao thông, radio di động cầm tay, và ứng dụng cho trạm Base máy RTK.
>> Xem thêm: So Sánh Hệ Thống Trạm CORS Và Base Tư Nhân
Dải tần số của UHF nằm trong khoảng từ 300MHz - 3GHz. UHF thường được ứng dụng trong các liên lạc với khoảng cách ngắn. UHF thích hợp để dùng trong các khu vực đông dân cư, nơi có nhiều từ tính gây nhiễu. Cụ thể các mức tần số thuộc UHF được áp dụng để truyền băng thông cao:
Mức tần số 450MHz: Mức này ứng dụng trong các dịch vụ vô tuyến cho mục đích thương mại. Thường được các công ty vận tải dùng như hệ thống vô tuyến di động trên mặt đất.
Tần số UHF từ 470 - 512MHz: Đây là dải tần số dùng trong lĩnh vực an toàn công cộng như cứu hỏa hoặc cảnh sát..
Dải tần số từ 800MHz: UHF trong dải tần số từ 800MHz dùng trong liên lạc điện thoại di động. Mức tần số này cũng được ứng dụng trong dịch vụ vô tuyến an toàn công cộng.
Tần số 900MHz: Ứng dụng trong công nghiệp, thương mại. Các dữ liệu truyền tải không dây cũng sử dụng.
Đối với ứng dụng trong đo đạc trắc địa, dải tần số UHF đa phần nằm trong khoảng 410 - 470MHz. Ngoài ra, UHF còn được gọi là băng tần decimet hay sóng decimet. Các bước sóng UHF nằm trong khoảng 1 - 10 decimet.
Tương tự như radio UHF, VHF (Very High Frequency) cũng được ứng dụng trong liên lạc 2 chiều. Dải tần số vô tuyến VHF nằm trong khoảng từ 30 - 300MHz. Do đặc tính các bước sóng xa nên VHF được trang bị cho các thiết bị hiện đại. Chúng thường được sử dụng nhiều khi liên lạc trên biển.
Việc phân bổ tần sóng UHF và VHF được quản lý bởi Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Radio UHF và VHF thường bị chặn lại hoặc bị ảnh hưởng khi gặp các vật thể lớn như toà nhà cao, cây tối, núi... Vì vậy, người ta thường hạn chế dùng 2 loại này ở không gian quá rộng và khoảng cách lớn. Bù lại, nhờ khả năng truyền tín hiệu tốt nên được ứng dụng cao trong đo đạc trắc địa.
Tần số radio được chia làm 2 nhóm dải cao tần và dải thấp tần.
Dải cao tần: Dải cao tần của UHF là 900 - 952MHz, của VHF là 169 - 216MHz.
Dải thấp tần: Dải tần số của radio UHF là 450 - 806MHz, VFH là 49 - 108MHz.
Máy bộ đàm UHF với ăng-ten có kích thước và công suất phù hợp có khả năng truyền tín hiệu qua một tòa nhà và các chất liệu như thép, bê tông, gỗ và đất. Điều này cho phép bạn giao tiếp tốt với cộng sự của mình, bất kỳ độ cao nào. Radio UHF là lựa chọn tốt nếu bạn phải ra ngoài khảo sát địa hình ngoài trời hoặc trong nhà có địa hình phức tạp.
Bộ đàm VHF hoạt động trong khoảng 136-174 MHz. Ưu điểm của radio VHF là nó có thể phủ sóng ở khoảng cách xa hơn với công suất thấp hơn. Lý do là vì sóng VHF dài và gần mặt đất. Radio VHF hai chiều hoạt động tốt nhất khi 2 bên liên lạc không gặp vật cản. VHF được sử dụng chuyên biệt cho thông tin liên lạc hàng không và hàng hải. Các địa hình đặc biệt này là nơi các tín hiệu truyền đi không có vật cản. Các loại định hình bãi đất trống, sân gôn hoặc tình huống an ninh ngoài trời ít vật cản ứng dụng VHF cũng rất phù hợp.
Cả 2 loại radio đều có các mặt lợi và hại khác nhau. Loại định hình khảo sát trắc địa của bản mới là quyết định để chọn loại radio phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc các vấn đề sau khi chọn loại radio có tần số cao:
Radio UHF tiêu hao nhiều năng lượng hơn do tính chất tần số cao của chúng.
Radio VHF ở nơi đông dân cư sẽ khó hoạt động hơn UHF vì chúng sẽ cần ăng-ten dài.
Máy truyền tín hiệu UHF có thể truyền tín hiệu xuyên đồ vật nên phù hợp để khảo sát ở những địa hình phức tạp. Còn VHF thì hợp hơn ở các vùng rộng lớn, ít vậy cản.
>> Xem thêm: 7 Điều Lưu Ý Khi Chọn Mua Máy RTK
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các thiết bị truyền tín hiệu hai chiều này có thể gặp các trục trặc phổ biến khác:
Trục trặc thường gặp nhất là tín hiệu chồng chéo. Radio VHF đặc biệt sẽ gặp hiện tượng nhiễu sóng với các liên lạc vô tuyến gần đó. Giải pháp và tránh nguồn phát tín hiệu và tạo khoảng cách với nó hoặc chuyển đổi giữa các kênh có sẵn trong máy thu phát.
Phạm vi thu phát tín hiệu của radio không phù hợp: Cả 2 loại đều có các hạn chế về khoảng cách hoặc khả năng xuyên thấu vật cản khi thu phát như đã nói ở các phần trên. Cách khắc phục là trang bị thêm ăng - ten phù hợp để hạn chế các vấn đề về khoảng cách.
Tín hiệu thu phát gặp vật cản: Dù khả năng truyền tin xuyên vật cản có là lợi thế của radio UHF thì cũng không thể phủ định khả năng chúng bị cản trở ở các địa hình phức tạp. Các loại vật liệu khó xâm nhập như bê tông hay kim loại có thể gây khó khăn cho quá trình vận hành của radio. Để hạn chế vấn đề này, bạn có thể thay đổi vị trí hoặc xác định môi trường trước khi đi vào khảo sát.
Không thể nói chắc chắn loại radio nào hoàn hảo ở mọi loại địa hình khi truyền tín hiệu cả. Cả radio VHF và UHF đều các các mặt lợi và hạn chế khác nhau. Đặc tính của chúng cũng phù hợp cho từng loại địa hình cụ thể. Khi đo đạc, bạn cần khác định được loại địa hình và môi trường xung quanh để chọn thiết bị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể khắc phục các vấn đề bằng cách trang bị thêm ăng-ten hoặc tính toán địa hình khảo sát sao cho hợp lý.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Email: tracdiathaiduong@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131