TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ MÁY TRẮC ĐỊA CHÍNH HÃNG
Danh mục sản phẩm
14/05/2023 - 10:00 AMAdmin 358 Lượt xem

Phương pháp đo RTK bằng hệ thống CORS quốc gia được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm mà chúng mang lại. Vậy trạm CORS có ý nghĩa gì trong đo đạc và khảo sát? Bên cạnh đó, phương pháp đo RTK bằng Base tư nhân có lợi thế gì so với cách đo bằng trạm CORS. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu ngay dưới bài đăng này.

 So sánh hệ thống trạm CORS và Base tư nhân

Thông tin sơ bộ trạm CORS

Trạm CORS là mạng lưới các trạm tham chiếu tại các điểm cố định. Các trạm này hoạt động liên tục để xử lý và thu phát tín hiệu hệ thống GNSS. Các tín hiệu sau khi được trạm CORS xử lý sẽ được phát tới các thiết bị qua mạng Internet. Các thiết bị nhận được tín hiệu từ trạm CORS sẽ đạt độ chính xác tới từng centimet.

Trạm CORS có 3 thành phần chính:

  • Mạng lưới trạm CORS: Trạm tham chiếu hoạt động liên tục thu và xử lý tín hiệu từ hệ thống GNSS

  • Trạm trung tâm: Thành phần này thu dữ liệu từ các trạm CORS khác và xử lý chúng qua mạng internet.

  • Thành phần sử dụng: Là các máy định vị vệ tinh GPS hay GNSS thu nhận tín hiệu đã xử lý trên internet để nâng cao độ chính xác định vị

2 loại trạm CORS tại Việt Nam

Hệ thống trạm CORS tại Việt Nam được gọi là mạng lưới trạm vệ tinh quốc gia. Hệ thống các trạm định vị vệ tinh này nằm dưới phụ trách quản lý của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Các thành phần của trạm CORS Việt Nam có tính chất không khác biệt lắm so với các hệ thống khác trên thế giới. Vì vậy các máy RTK bản quốc tế khi kết nối trạm CORS sẽ không gặp trở ngại gì.

>> Xem thêm: 7 Điều Lưu Ý Khi Chọn Mua Máy RTK

Trạm CORS tham chiếu cơ sở ở Việt Nam

Trạm vệ tinh quốc gia được chia làm 2 loại là trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục và trạm tham chiếu hoạt động liên tục.

So Sánh Hệ Thống Trạm CORS Và Base Tư Nhân

Trạm tham chiếu cơ sở: Mỗi trạm trong mạng lưới này cách nhau trung bình khoảng 150 đến 200km phân bổ khắp cả nước. Tính đến hiện tại, các trạm CORS cơ sở có tổng cộng 24 trạm. Các trạm này được dùng cho các mục đích nghiên cứu, tham chiếu tọa độ hoặc đo đạc, bản đồ.

Trạm tham chiếu hoạt động liên tục

Các trạm vệ tinh này theo thống kê chính thức của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường là 41 trạm. Mật độ các trạm này có độ dày lớn hơn các trạm cơ sở. Khoảng cách trung bình giữa các trạm tham chiếu dao động trong khoảng cách từ 50 đến 70 cây số. Cũng có trường hợp các trạm cách nhau tới 100km.

Mật độ dày các trạm này tạo thành mạng lưới cung cấp khả năng định vị và dẫn đường chuẩn xác tới từng centimet. Số lượng các trạm loại này đã cải thiện và đáp ứng đủ các nhu cầu về đo đạc bản đồ hiện tại

Thông tin sơ bộ trạm Base tư nhân

Trạm Base tư nhân có nhiều đặc điểm hoạt động khác tương đồng với trạm CORS. Trạm Base tư nhân là tổ hợp các trạm nằm rải rác và hoạt động liên tục thu và xử lý tín hiệu. Các tín hiệu được trạm Base xử lý cũng được truyền qua internet.

Trạm Base tư nhân có vai trò hoạt động như Base thông thường. Điểm khác biệt là chúng chỉ cố định tại một điểm và hoạt động liên tục 24/7. Vốn dĩ trạm Base tư nhân có mục đích để hỗ trợ người sử dụng mua thiết bị định vị vệ tinh GNSS.

So sánh hệ thống CORS và các trạm Base tư nhân

Chúng tôi so sánh tính ứng dụng của 2 hệ thống này theo 6 tiêu chí chính:

  • Lượng vốn đầu tư: Trạm Base tư nhân có ngân sách nhỏ, trái ngược với CORS được ngân sách nhà nước rót vốn lớn hàng năm

  • Tiêu chuẩn lắp đặt: Trạm CORS khi tiến hành lắp đặt tuân theo quy chuẩn rõ ràng còn Base thì không có tiêu chuẩn, chỉ yêu cầu vị trí thông thoáng

  • Công nghệ đo nối: Hệ thống CORS dùng máy thuỷ bình, máy toàn đạc để đo nổi, còn Base áp dụng công nghệ GNSS tĩnh để xác định tọa độ.

  • Sai số: Sai số của CORS tính bằng milimet nhưng Base là tính sai số bằng centimet.

  • Nguồn điện cung cấp: CORS có lợi thế hơn nhờ mạng điện nhà nước có nguồn dự phòng còn Base thì hầu như không có điện dự phòng

  • Thiết bị định vị: Hệ thống CORS dùng các thiết bị chuyên dụng, thông số và tính năng rõ ràng. Các quy định vận hành đều có quyết định và mô hình rõ ràng. Thiết bị Base dùng đa số là các máy GNSS hay trạm CORS không có quy định rõ.

>> Xem thêm: Top Điều Khách Hàng Luôn Thắc Mắc Khi Mua Máy Đo Đạc Trắc Địa

Nên sử dụng kết nối trạm nào?

6 tiêu chí so sánh ở trên đều chỉ ra các lợi thế của trạm CORS so với hệ thống Base tư nhân. Tuy nhiên, người sử dụng nên cân nhắc các điều kiện quy định.  Hệ thống CORS nhà nước có nhiều quy định vận hành hệ thống riêng mà người dùng cần tuân thủ. Vị trí với các trạm nên là yếu tố cần cân nhắc. Nếu vị trí với trạm Base cá nhân gần hơn và các tín hiệu ổn định thì bạn nên cân nhắc lại. Thời gian chờ đăng ký tài khoản sử dụng hệ thống CORS có thể mất thời gian và rườm rà về thủ tục thực hiện.

So Sánh Hệ Thống Trạm CORS Và Base Tư Nhân

Mạng lưới định vị vệ tinh quốc gia đồng bộ hoàn toàn hệ toàn độ quốc gia VN2000. Đồng thời, hệ thống CORS ứng dụng mô hình Geoid là một điểm cộng lớn. Các quy định về khả năng mở rộng và nâng cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thông tư 03/2020/TT - BTNMT giúp tăng khả năng tương thích với các thiết bị đo đạc cá nhân.

Người sử dụng nên cân nhắc thêm vấn đề về chi phí sử dụng. Hệ thống nào mang lại lợi ích về chi phí hơn cũng nên được ưu tiên. Các hỗ trợ kỹ thuật giữa hai hệ thống cũng là một yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng.

Kết luận

Hệ thống trạm vệ tinh quốc gia được xây dựng với cá tiêu chuẩn cụ thể. Quy định vận hành cũng được công bố rõ ràng theo thông tư từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Hệ thống Base đa phần là tự phát và dựa vào kinh nghiệm của cá nhân, tổ chức tạo ra. Mặc dù vậy, người khảo sát đo đạc cũng cần cân nhắc các vấn đề về khoảng cách với các trạm để đưa ra quyết định hợp lý nhất. Yếu tố về khoảng cách quyết định độ chính xác cho kết quả tính toán. Lời khuyên bổ sung là bạn nên cân nhắc về mặt chi phí sử dụng các trạm. Các trạm có chi phí tốt hơn và đảm bảo được sự chính xác nên được ưu tiên lựa chọn.

Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.

Mọi thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG

  • Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Hotline: 0904193788

  • Fanpage: Trắc Địa Thái Dương

  • Email: tracdiathaiduong@gmail.com

 

Tin liên quan

Máy Thuỷ Bình Là Gì? Ứng Dụng Của Máy Thuỷ Bình Trong Đo Đạc Máy Thuỷ Bình Là Gì? Ứng Dụng Của Máy Thuỷ Bình Trong Đo Đạc
Máy thủy bình cung cấp nhiều chức năng đo lường khác nhau, ứng dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, trắc địa... Đây cũng là 1 thiết bị quan trọng, hữu ích và...
11 Tips Bảo Quản Máy Trắc Địa Siêu Bền 11 Tips Bảo Quản Máy Trắc Địa Siêu Bền
Làm thể nào để bảo quản máy trắc địa đúng cách? Bảo quản thiết bị trắc địa rất quan trọng đối với các kĩ sư đo đạc, vì giá trị của các thiết bị...
7 Điều Khách Hàng Luôn Thắc Mắc Khi Mua Máy Đo Đạc 7 Điều Khách Hàng Luôn Thắc Mắc Khi Mua Máy Đo Đạc
Để chọn cho mình một chiếc máy đo đạc thích hợp luôn là điều băn khoăn của quý khách hàng khi quyết định chọn mua máy trắc địa tốt nhất. Sau đây là 7 Điều...
Công Dụng Và Tính Năng Của Máy Toàn Đạc Điện Tử Công Dụng Và Tính Năng Của Máy Toàn Đạc Điện Tử
Máy toàn đạc là công cụ thiết bị đo đạc hữu hiệu được sử dụng trong các công trình xây dựng và khảo sát địa chất. Vậy máy toàn đạc điện tử có công...
Kinh Nghiệm Mua Máy Cân Bằng Laser Chính Hãng Uy Tín Kinh Nghiệm Mua Máy Cân Bằng Laser Chính Hãng Uy Tín
Máy cân bằng laser là dụng cụ đo đạc được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, thi công, thiết kế,... Nhưng làm thế nào để mua được máy cân bằng...
Máy Cân Bằng Laser Và Các Loại Máy Cân Bằng Laser Phổ Biến Hiện Nay Máy Cân Bằng Laser Và Các Loại Máy Cân Bằng Laser Phổ Biến Hiện Nay
Hiện nay các loại máy cân bằng laser được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trên thị trường, đặc biệt là ngành xây dựng và thiết kế. Hãy cùng Trắc Địa Thái...
Tất Tần Tật Về Phép Đo RTK Bạn Cần Biết Tất Tần Tật Về Phép Đo RTK Bạn Cần Biết
Trong những năm gần đây, hệ thống định vị toàn cầu và các phép đo RTK được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực khảo sát trắc địa, đem lại hiệu quả và độ...
Vai Trò Của Máy Toàn Đạc Điện Tử Trong Công Tác Trắc Địa Vai Trò Của Máy Toàn Đạc Điện Tử Trong Công Tác Trắc Địa
Máy toàn đạc điện tử là một công cụ đo đạc quan trọng, không thể thiếu trong lĩnh vực đo đạc - khảo sát. Vậy nó là công cụ như thế nào? Vai trò & tính...
5 Ưu Điểm Vượt Trội Của Máy GPS Cầm Tay 5 Ưu Điểm Vượt Trội Của Máy GPS Cầm Tay
Máy GPS cầm tay ngày càng trở thành thiết bị quan trọng trong công tác trắc địa bởi quá nhiều ứng dụng tiện ích mà thiết bị này mang lại. Tuy nhiên nếu bạn...

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • trạm cors
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    sản phẩm bán chạy

    Cách Sửa Máy GNSS RTK Và Các Phụ Kiện Kèm Theo Cách Sửa Máy GNSS RTK Và Các Phụ Kiện Kèm Theo
    Khi tiến hành sử dụng máy ngoài thực tế, khó tránh khỏi các phát sinh hoặc trục trặc kỹ thuật. Vậy cách sửa máy GNSS RTK là như nào?
    Khắc Phục Lỗi Máy RTK Không Kết Nối Được Bluetooth Khắc Phục Lỗi Máy RTK Không Kết Nối Được Bluetooth
    Vẫn có trường hợp máy không kết nối được Bluetooth. Vậy nguyên do là vì đâu, cùng Trắc Địa Thái Dương tìm cách khắc phục lỗi máy RTK này.
    TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
       VPGD : 232 Phạm Văn Đồng
     

      TP. Hà Nội :       0904 193 788

      TP. HCM :          0986 817 116  

      -  HỖ TRỢ KT 1 :    0918 618 131   

    
    

     

    Kết nối với chúng tôi
    © Bản quyền thuộc về TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG. Thiết kế bởi hpsoft.vn

     

     

    Gọi ngay: 0904193788
    messenger icon zalo icon