Các chuyên gia thực hiện kỹ thuật đo RTK đều cần sử dụng tới trạm CORS. Cách tận dụng mạng lưới CORS giúp người sử dụng máy định vị vệ tinh rút ngắn thời gian khảo sát và tăng khả năng tính toán chuẩn xác. Khi đo RTK trạm CORS cần lưu ý những gì? Trắc địa Thái Dương sẽ cùng bạn tìm hiểu các quy trình đo RTK trạm CORS và hướng dẫn cách đo.
Hướng dẫn đo RTK trạm CORS
Bước đầu tiên để thực hiện đo RTK trạm CORS là đăng ký tài khoản trạm CORS. Nếu bạn không đăng ký tài khoản thì sẽ được hỗ trợ một thời gian mượn tài khoản của Trắc địa Thái Dương. Tuy nhiên khi thời gian hỗ trợ tài khoản kết thúc, bạn sẽ phải tự đăng ký tài khoản mới. Tiến trình đăng ký tài khoản trạm CORS gồm 3 bước chính:
Đầu tiên, bạn phải tải xuống mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ dữ liệu của mạng lưới VNGEONET. Hãy lấy mẫu đơn tại đây.
Người đăng ký mới khi tải tài liệu xuống và thay đổi thông tin. Mẫu đơn đã có sẵn các phần chữ tô đỏ để thay thông tin. Lưu ý, không thay đổi thông tin ở các phần chữ đen khác mà chỉ thay phần chữ đỏ.
>> Xem thêm: Ký Hiệu Trên Chứng Nhận IP Có Ý Nghĩa Gì?
Sau khi hoàn thành các thông tin trong mẫu đơn, bạn sẽ cần in một bản cứng vật lý. Mẫu đơn phải được đóng dấu đỏ của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan. Bản cứng sau khi được đóng đầy đủ dấu đỏ cần gửi tới Cục đo đạc bản đồ. Địa chỉ email để đăng ký tài khoản trạm CORS là vngeonet.vn@gmail.com
Để hoàn thành công tác đăng ký tài khoản để đo RTK trạm CORS, bạn sẽ phải truy cập trang web <vngeonet.vn>. Hãy truy cập trang web và đăng ký tài khoản sử dụng online. Tài khoản đăng nhập trang là tài khoản sử dụng trạm CORS.
Khi bạn đã xong bước lập tài khoản trên website, nếu được duyệt, sẽ có email xác nhận được gửi về máy. Nhận được email xác nhận thành công đăng ký tài khoản là xong. Từ đây bạn có thể sử dụng tài khoản đã đăng ký thành công cho kỹ thuật đo RTK trạm CORS.
Trước khi tiến hành đo RTK trạm CORS, bạn cần đạt chuẩn các thông số kỹ thuật như sau:
Trạm tĩnh bắt buộc có độ chuẩn DC trở lên, trạm tĩnh ưu tiên đặt ở nơi có địa hình cao, thông thoáng. Nếu có thể, hãy mang theo tấm chắn để tránh rủi ro máy gặp nước hoặc bụi xâm nhập. Khi tiến hành đo và máy gặp các tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới kết quả đo khảo sát.
Khoảng cách tối đa giữa trạm tĩnh và trạm động là 12km. Đây là khoảng cách để thiết bị tính được kết quả ít sai số nhất. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có sản phẩm RTK ALPHA GEO NEW L300 có thể đẩy khoảng cách tối đa lên đến 20km.
Hai trạm tĩnh và động đều phải được cài tham số tính toán lại. Cụ thể là chuyển từ hệ tọa độ WGS-84 về VN2000. Sử dụng đúng hệ tọa độ VN2000 mới có thể khai thác được các tín hiệu từ mạng lưới trạm vệ tinh quốc gia. Đây là quy định theo thông tư 03/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tháng 3 năm 2020.
Thông thường số vệ tinh thu phát phải đạt con số tối thiểu là 4. Chế độ trạng thái (Status) trong máy là Fixed. Với sai số vị trí điểm Mp, bạn hãy chỉnh sao cho HRMS không vượt quá sai số xác định vị trí góc ranh.
Đối với các khu vực đo áp dụng công nghệ GPS-RTK thì không cần lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả tính sẽ được truyền vào máy tính và lưu file ra kết quả đo chi tiết.
Ngoài ra, độ sai số có thể chấp nhận được của đo RTK và đo tĩnh là:
Đo RTK: vị trí điểm sai số khoảng 10mm + 1ppm Rms; sai số cao độ 20mm + 1ppm Rms
Đo tĩnh: sai số mặt phẳng ở tầm 25mm +1ppm Rms và sai số cao độ là 5mm + 1ppm Rms
Bước một, bạn cần chuẩn bị ít nhất 1 thẻ sim (có thẻ mang thêm để phòng hờ). Thẻ sim này đã đăng ký dịch vụ của bất kỳ nhà mạng viễn thông nào. Đồng thời, sim phải có khả năng kết nối internet sử dụng 4G (hoặc 3G).
Người dùng cần lắp sim vào đầu thu Rover. Và đương nhiên, để đầu thu hoạt động được, bạn cũng phải lắp pin cho Rover. Nếu dùng chế độ đo trạm CORS có sim thì phải bổ sung thêm ăng-ten.
>> Xem thêm: Trắc Địa Thái Dương - Đơn Vị Cung Cấp Thiết Bị Đo Đạc Uy Tín
Từ phần này trở đi, mỗi thiết bị của các hãng sẽ có hiển thị cài đặt khác nhau. Vì vậy chúng tôi không thể đưa ra hướng dẫn đo RTK quá chi tiết cho từng loại. Tuy nhiên nguyên lý chính vẫn là:
Kết nối Bluetooth giữa sổ tay điện tử và Rover, chọn đúng mã thiết bị kết nối
Ở phần cài đặt của máy thì tìm phần kết nối với hệ thống trạm CORS, mục máy thu thì chọn Rover để đo động RTK trạm CORS
Phần Data Source hay nguồn dữ liệu thì chọn kết nối trạm đã cài đặt ở trên (có thể bổ sung thêm thông tin cần thiết tuỳ từng thiết bị)
Sau khi kết nối thành công, máy sẽ hiện cửa sổ đăng nhập, hãy dùng tài khoản mà bạn đã đăng ký sử dụng trạm CORS
Tới bước này chỉ cần chọn điểm vị trí mà bạn muốn đo và chờ máy tính toán kết quả.
Bài viết đã sơ lược qua các bước cần thiết để tiến hành đo RTK trạm CORS. Ngoài cách đo bằng mạng lưới trạm vệ tinh quốc gia, bạn có thể tham khảo cách sử dụng trạm Base tư nhân. Các công đoạn chuẩn bị đo có thể được đơn giản hóa hoặc rút gọn nếu sử dụng các thiết bị tiên tiến. Hy vọng bài viết này gợi ý cho bạn một giải pháp đo RTK hữu dụng.
Chúng tôi có hỗ trợ lắp đặt cấu hình máy RTK và nâng cấp phần mềm. Quý khách mua hàng tại Trắc địa Thái Dương sẽ được hưởng các dịch vụ bảo hành và hỗ trợ cài đặt. Liên hệ ngay Trắc địa Thái Dương để được tư vấn các giải pháp đo đạc trắc địa hoặc tư vấn các thiết bị chuyên dụng trong ngành!
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Email: tracdiathaiduong@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131