Để biểu thị địa hình, địa vật trên mặt phẳng bản đồ với tỷ suất chính xác cao, người ra cần sử dụng đến hệ tọa độ. Đồng thời, đây cũng là phương tiện để xác định chính xác vị trí nhất định trên Trái Đất. Cùng tìm hiểu về hệ tọa độ trong trắc địa và cách chuyển đổi các hệ tọa độ về VN2000.
Hệ tọa độ trong trắc địa và các chuyển các hệ tọa độ
Hệ tọa độ có vai trò như một công cụ biểu diễn vị trí các điểm trên bề mặt Trái Đất hoặc ngoài không gian. Chúng được xây dựng theo quy ước nhất định. Trắc địa ứng dụng hệ tọa độ chủ yếu cho định vị, lập bản đồ. Mục đích chính là xác định vị trí chi tiết cho từng khu vực theo, hệ quy chiếu phù hợp tại đó.
Mỗi vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực đều có quy định riêng về hệ quy chiếu tọa độ. Với người đo đạc trắc địa, cần phải xác định đúng hệ quy chiếu tọa độ tại khu vực khảo sát.
Ứng dụng của hệ tọa độ là gần như không thể thiếu.
>> Xem thêm: Ứng Dụng Công Nghệ LiDAR Trong Trắc Địa
Hệ tọa độ độc lập còn có tên gọi khác là hệ quy ước. Chúng được hình thành từ hai đường thành vuông góc (trục tung và trục hoành). Ký hiệu trục tung là Y (trục thẳng), còn trục hoành kí hiệu là X (nằm ngang). Gốc tọa độ là O (giao điểm của trục tung và hoành).
Hệ tọa độ quy ước có thể định hướng trong mặt phẳng tùy ý. Ngoài ra, gốc tọa độ O có thể đặt ở bất cứ đâu.
Hệ tọa độ quốc gia là hệ tọa độ áp dùng khắp lãnh thổ Việt Nam. Trước năm 2000, hệ tọa độ trong trắc địa được áp dụng là HN-72, lưới chiếu Gauss Krugher và hệ ellipsoid WGS-84. Đến khi lưới chiếu UTM được đưa vào khai thác, hệ tọa độ quốc gia được quy định chung là VN-2000.
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tháng 7 năm 2000, hệ tọa độ VNN-2000 đã được ban hành và áp dụng trên phạm vi khắp cả nước. Hệ VN-2000 gồm các tham số như sau:
Điểm gốc tọa độ VN-2000 được đặt tại Viện Nghiên cứu Địa Chính. Với điểm gốc N00 tại đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Phép chiếu sử dụng cho VN-2000 là phép chiếu lưới ngang đồng góc UTM. Các kinh tuyến trung ương hệ VN-2000 được đặt theo từng tỉnh. Thông tin này được quy định tại thông tư năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hệ quy chiếu VN-2000 có ưu điểm về hệ số biến dạng chiều dài phép chiếu nhỏ.
Hiện nay có nhiều tài liệu tham khảo về hệ tọa độ trong trắc địa vẫn có hệ quy chiếu HN-72. Vì vậy, bạn có lẽ sẽ cần biết cách đổi từ hệ quy chiếu HN-72 sáng VN-2000. Bạn có thể sử dụng phần mềm Geotool - 1.2 để chuyển đổi giữa 2 hệ quy chiếu này.
Hai hệ quy chiếu này khác nhau về định vị Ellipsoid quy chiếu, kích thước, phép quy chiếu. Vì vậy, số liệu của 2 hệ tọa độ này khác nhau. HN-72 có kinh tuyến trục 1080 còn VN-2000 là 107045'. Nên giá trị trục tung chênh lệch nhau khoảng 27km còn trục hoành chênh nhau không đáng kể. Để chuyển hệ UTM trước đây sang VN-2000 múi chiếu 60 theo quy chuẩn sau:
Sau đó, dùng phần mềm Geotool với cách nhập:
Cách chuyển đổi giữa các hệ tọa độ – Module chuyển tọa độ địa lý và tọa độ phẳng
Cột 1: tên điểm; Cột 2: số hiệu; Cột 3: giá trị X (vĩ độ 7 số); Cột 4: giá trị Y (kinh độ 6 số).
Bạn có thể chuyển đổi bằng phần mềm Geotool hoặc sử dụng ArcGIS.
Đầu tiên các số liệu nhập lần lượt theo thứ tự 5 cột là: tên điểm, số hiệu, trị X, trị Y và cao độ. Về đọc giá trị kinh độ, vĩ độ từ phải sang trái:
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong cài đặt, chuyển dữ liệu về tọa độ địa lý. Tên hệ tọa độ vào và ra phải đồng nhất giữ phép chuyển đổi và yêu cầu chuyển đổi. Công cụ ArcGIS khá hữu ích những hiện chưa có văn bản nào của nhà nước xác thực tính chính xác của nó.
Phần mềm Geotool có nhiều tính ứng dụng để chuyển đổi các hệ tọa độ trong trắc địa bản đồ. Bao gồm cả đổi qua lại múi chiếu 3 độ và múi chiếu 6 độ của VN-2000.
Vào phần Change Zone của Geotool, điền lần lượt dữ liệu 4 cột: tên, số hiệu, vĩ độ, kinh độ.
Ví dụ:
Tên | Số hiệu | Vĩ độ | Kinh độ |
001 | 1 | 1197878.085 | 606937.615 |
002 | 2 | 1197503.771 | 606930.127 |
003 | 3 | 1197404.362 | 606947.336 |
004 | 4 | 1197380.39 | 607108.743 |
>> Xem thêm: Sửa Lỗi Không Đạt Nghiệm Fixed Khi Đo RTK
Thứ tự điền dữ liệu tương tự như cách đổi từ 3 độ sang 6 độ. Cột đầu tiên là tên, cột 2 là số hiệu. Giá trị của cột 3 và 4 lần lượt là các giá trị của X và Y.
Ứng dụng của hệ tọa độ trong trắc địa có nhiệm vụ giúp xác định vị trí dựa trên các hệ quy chiếu. Người làm công tác lập bản đồ cần nắm được các thông tin cơ bản về các hệ tọa độ trong trắc địa. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho công tác và hiệu quả khi làm việc. Các hệ tọa độ cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, hàng không, thiên văn, khí tượng... Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích về tọa độ và cách chuyển đổi các hệ quy chiếu. Quý khách có nhu cầu thuê dịch vụ đo đạc trắc địa vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131