Hệ độ cao trong trắc địa là khái niệm quen thuộc đối với những người làm việc trong ngành đo đạc. Tuy nhiên, đối với những người chưa tiếp xúc với ngành trắc địa, đây hẳn là định nghĩa khá xa lạ. Vậy hệ độ cao là gì, được phân loại và ứng dụng ra sao trong đo đạc? Cùng Trắc địa Thái Dương tìm hiểu qua bài viết dưới đây về khái niệm này nhé.
Trước khi tìm hiểu về hệ độ cao, bạn cần tìm hiểu về mốc cao độ. Nhờ các chỉ số chính xác từ mốc cao độ, kỹ sư trắc địa mới có cơ sở xác định hệ độ cao. Từ hệ độ cao, bạn mới xây dựng, quy hoạch các công trình nhà ở, phụ trợ chính xác. Đồng thời, nó còn góp phần tăng hiệu quả bố trí quy hoạch phù hợp địa hình.
Hệ độ cao trong trắc địa là thành phần quan trọng, giúp xác định vị trí không gian của các điểm trên mặt đất. Để có thông tin độ cao các điểm, trước tiên người dùng phải xác định được các mặt chuẩn quy chiếu cho độ cao.
Hệ độ cao trong công tác trắc địa sử dụng mặt thủy chuẩn làm điều kiện tiêu chuẩn về độ cao. Mặt thủy chuẩn của Trái đất chính là mặt nước biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh. Bề mặt nước sẽ được kéo dài, xuyên qua lục địa, hải đảo, tạo thành một bề mặt khép kín.
Hiện nay, mỗi quốc gia sẽ có một mặt thủy chuẩn gốc khác nhau. Mặt thủy chuẩn được xác định dựa trên mặt chuẩn độ cao riêng thu từ cơ sở số liệu quan trắc mực nước biển trong nhiều năm tại các trạm nghiệm triều.
>>> Xem thêm: Trắc Địa Công Trình: Khái Niệm, Vai Trò Cho Những Ai Chưa Biết
Trong trắc địa, hệ độ cao được chia thành hai loại chính. Đó là hệ độ cao tương đối và tuyệt đối trong công tác đo đạc.
Hệ độ cao tương đối còn có tên gọi khác là độ cao quy ước, độ cao giả định. Hệ độ cao này chính là khoảng cách được tính theo phương dây, dọi từ một điểm cho tới mặt Geoid giả định (mặt thủy chuẩn quy ước). Để làm mặt quy chiếu, hệ lấy một mặt phẳng đi qua điểm có độ cao trung bình khi đo hoặc một mặt phẳng song song mặt Geoid.
Độ chênh cao giữa 2 điểm A, B được tính theo công thức là hiệu độ cao 2 điểm. Còn khi biết độ cao của điểm A và độ chênh cao giữa 2 điểm, B được tính như sau:
Hệ độ cao tuyệt đối hay còn có tên gọi khác là hệ độ cao quốc gia. Đây là khoảng các được tính theo phương của đường dây dọi từ điểm nhất định trên mặt đất tới mặt thủy chuẩn ban đầu. Ở nước ta, hệ độ cao tuyệt đối lấy mặt thủy chuẩn gốc là mặt nước biển trung bình của trạm nghiệm triều Hòn Dấu - Hải Phòng. Hệ độ cao này được xác nhận chuẩn về độ cao (cao độ bằng 0) qua nhiều năm quan trắc.
Mặt tham chiếu độ cao quốc gia được xây dựng, phục vụ việc xây dựng công nghệ đo cao GNSS. Từ đó, thay thế công nghệ đo cao truyền thống nước ta. Ngoài ra, để xác định hệ độ cao trong trắc địa, đội ngũ nhân sự còn xây dựng mạng lưới quan trắc chuyển dịch đứng. Mạng lưới kết nối với mạng lưới độ cao quốc gia tại các thành phố lớn, khu vực ven biển.
Không những vậy, độ cao các điểm lưới khống chế nhà nước và độ cao trong các loại bản đồ địa chính, địa hình, các công trình trọng điểm nhà nước đều phải được gắn với hệ độ cao tuyệt đối quốc gia.
Về cơ bản, hệ độ cao trong trắc địa được nhằm xác định vị trí điểm trên mặt đất. Phân tích kỹ hơn, có thể chia ứng dụng của hệ độ cao thành:
Hệ độ cao tương đối được sử dụng chủ yếu trong các công trình quy mô bé. Cụ thể bao gồm công trình công nghiệp, dân dụng và công trình phúc lợi xã hội. Những công trình chủ yếu được xây dựng ở nơi hẻo lánh, cách xa hệ thống độ cao nước ta. Ngược lại, đối với công trình công nghiệp, dân dụng, các kỹ sư sẽ chọn mặt phẳng nền nhà tầng một làm mặt thủy chuẩn quy ước.
So với hệ độ cao tương đối, hệ tuyệt đối có ứng dụng quan trọng, phổ biến hơn. Hệ được phục vụ cho nhiều lĩnh vực như:
Xây dựng công trình nông nghiệp, công nghiệp, đô thị.
Nghiên cứu khoa học.
Hỗ trợ an ninh.
Đảm bảo quốc phòng.
Chi tiết hơn, hệ độ cao tuyệt đối được sử dụng trong một số công việc cụ thể như:
Là cơ sở nền tảng trong công tác xây dựng mạng lưới khống chế độ cao.
Phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính.
Thiết kế công trình.
Xây dựng công trình.
Quản trị lãnh thổ.
Điều tra và thiết lập an ninh quốc phòng.
Quản lý tài nguyên.
Bảo vệ môi trường.
Phòng chống thiên tai.
Phục vụ công tác quy hoạch
Xây dựng các nghiên cứu khoa học liên quan ngành trắc địa.
>> Xem thêm: Sai Số Cho Phép Trong Đo Đạc Tối Đa Là Bao Nhiêu
Nhìn chung, cả hệ tọa độ tương đối, tuyệt đối đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hệ không chỉ tăng tính chính xác cho kỹ sư khi xây dựng công trình. Ngoài ra, nó còn giúp giảm thời gian, ngân sách cho những công đoạn về sau.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc biết thêm về hệ cao độ trong trắc địa. Từ khái niệm phân loại cho tới ứng dụng của hệ trong công tác đo đạc, khảo sát. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới hệ cao độ và các thiết bị đo đạc, trắc địa, liên hệ đơn vị Trắc địa Thái Dương để được tư vấn sớm nhất.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131