Nhiều ý kiến cho rằng công nghệ GNSS có ý nghĩa quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội nói chung và mọi lĩnh vực tách riêng. Điển hình như trong ngành Kinh tế, Xã hội, Quân sự. Dưới đây, Trắc địa Thái Dương sẽ chia sẻ 6 ứng dụng của công nghệ GNSS giúp bạn hiểu thêm về khả năng hoạt động của công nghệ này.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi GNSS là công nghệ chủ yếu trong xây dựng mạng lưới trắc địa. Tại Việt Nam, GNSS cũng là ứng dụng được đưa vào từ sớm. Cụ thể:
Năm 1991 - 1992: Công nghệ GNSS được sử dụng để xây dựng mạng lưới hạng II ở các khu vực khó khăn. Ngoài ra, nó còn được dùng ở mạng lưới trắc địa biển, kết nối đất liền với đảo xa...
Năm 1995 - 1997: Công nghệ phục vụ mạng lưới GPS cấp "0". Đây là mạng lưới chủ đạo, giúp hoàn chỉnh mạng lưới thiên văn - trắc địa nước ta.
Năm 1994 - 2003: GNSS xây dựng mạng lưới hạng III quốc gia. Đồng thời, nhiều mạng lưới cấp thấp cũng được đo bằng công nghệ GNSS thay thế mạng lưới tương đương GT1, GT2.
Không những vậy, ứng dụng của công nghệ GNSS còn phục vụ cho việc:
Xây dựng nhà máy.
Xây khu công nghiệp.
Xây cầu vượt sông.
Xây hầm xuyên núi.
>> Xem thêm: Trắc Địa Công Trình: Khái Niệm, Vai Trò Cho Những Ai Chưa Biết
Ngành trắc địa công trình được chia thành hai lĩnh vực nhỏ. Tương ứng với đó, công nghệ GNSS cũng được chia nhỏ nhằm phục vụ mục đích tốt hơn.
Đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn, chủ đầu tư đều yêu cầu xây dựng lưới cơ sở trắc địa công trình. Điển hình như công trình giao thông, đường hầm xuyên núi, công trình cầu vượt, thủy lợi, cảng biển...
Theo quy định chung, các mạng lưới cơ sở trắc địa công trình phải được đo nổi theo hệ tọa độ và cao độ quy định. Trong đó, tọa độ nhà nước và cao độ các điểm lưới phải theo điểm lưới trong hệ thống độ cao nhà nước. Độ chính xác của mạng lưới cơ sở trắc địa phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu của công trình và khu công nghiệp.
Ngược lại, với các công trình nhỏ, riêng lẻ, thay vì lập lưới cơ sở trắc địa công trình. Kỹ sư có thể lập lưới thi công công trình, đo nối với điểm tọa độ, độ cao. Đối với các mạng lưới thi công chiều dài cạnh từ 100 - 1000m, có thể ứng dụng hoàn toàn công nghệ GNSS. Lưới thi công có thể được xây ở dạng tam giác hoặc đa giác.
Trong đo đạc, đo biến dạng công trình đòi hỏi độ chính xác cao. Mức độ tin cậy của số liệu đo biến dạng phần lớn phụ thuộc vào độ chính xác đo và phương pháp xử lý dữ liệu đo. Trong quan trắc biến dạng và chuyển dịch công trình, ứng dụng của công nghệ GNSS có thể kể đến:
Quan trắc dao động của cầu dây văng do tác động ngoại lực hoặc quan trắc dao động của nhà cao tầng nhờ tác động của áp lực gió.
Quan trắc chuyển vị ngang công trình (công trình công nghiệp, nhà cao tầng) do quá trình xây dựng có thể bị biến dạng hoặc bị lún lệch dẫn tới nghiêng công trình.
Trong trắc địa bản đồ, hệ thống GNSS được ứng dụng với tần suất cao. Phương pháp chủ yếu nhất là đo GPS động với nguyên lý định vị tương đối. Khác với đo tĩnh, đo GPS động sử dụng máy thu đặt cố định, máy còn lại được phép di chuyển khi đo.
Độ chính xác của phương pháp đo động không cao bằng đo tĩnh. Tuy nhiên, tốc độ đo của máy khá nhanh do thời gian thu tín hiệu chỉ khoảng vài giây. Tốc độ đó phụ thuộc vào tần suất ghi lựa chọn.
Trong trắc địa bản đồ, ứng dụng của GPS đo động bao gồm:
Đo, xác định chi tiết bản đồ.
Đo, vẽ mặt cắt địa hình bề mặt.
Chuyển thiết kế từ mô phỏng ra thực địa.
Kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính, địa hình.
Có nhiều trường hợp người dùng khó thực hiện đo cao hình học. Chẳng hạn như vùng núi cao, đầm lầy, sông và eo biển... Trong trường hợp đó, đo cao GNSS sẽ giải quyết được khó khăn và mang lại kết quả tốt.
Để đo cao bằng GNSS, người dùng cần dẫn độ cao bằng thủy chuẩn hình học. Độ cao sẽ được dẫn từ độ cao nhà nước tới một số mốc trong lưới GNSS. Hoặc bạn có thể bố trí một số điểm GNSS trùng vào mốc thủy chuẩn nhà nước.
Nghiên cứu địa động là một trong các công việc của trắc địa cao cấp. Cụ thể, kỹ sư có thể đo chính xác các khoảng cách hàng nghìn km bằng máy thu tín hiệu GPS gọn nhẹ. Ngoài ra, khi khai thác khoáng sảng hoặc gặp hiện tượng trượt lở đất, GNSS cũng được dùng để quan trắc chuyển dịch biến dạng mặt đất. Tất cả đều được tiến hành trên phạm vi cục bộ.
>> Xem thêm: Trắc Địa Thái Dương Cung Cấp Bộ Đôi Alpha Geo L600, Netbox 1 Triển Khai Dự Án Cao Tốc Bắc Nam
Một số ứng dụng của ngành công nghệ GNSS trong quân sự bao gồm:
Đây là ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ GNSS trong quân sự. Nó có khả năng định vị, dẫn đường cho các phương tiện: Tàu chiến, máy bay, xe tăng... Máy thu GPS cầm tay kết hợp cùng la bàn, máy đo khoảng cách giúp trinh sát xác định tọa độ mục tiêu dễ dàng. Từ đó, báo cáo cho các đơn vị hỏa lực tăng sức chiến đấu.
Không chỉ dẫn đường cho các phương tiện quân sự, GNSS còn dẫn đường cho tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Tầm hoạt động của các thiết bị này có thể lên tới hàng ngàn km. Hệ thống dẫn đường GPS so với dẫn đường bằng tín hiệu vô tuyến, laser đơn giản hơn. Từ đó, giá thành vũ khí, tên lửa sử dụng cũng rẻ hơn rất nhiều. Nhìn chung, trong quân sự, chiến tranh, công nghệ GNSS đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó có thể phá hủy mục tiêu quân sự của vĩ khí, giảm thiểu tổn thất nhân lực.
Về cơ bản, những ứng dụng của công nghệ GNSS nêu trên là ứng dụng phổ biến nhất. Nếu bạn muốn được tư vấn về các thiết bị định vị vệ tinh GNSS hiện đại (Alpha Geo, SOUTH...). Liên hệ Trắc địa Thái Dương để được chúng tôi hỗ trợ thiết bị phù hợp nhu cầu công việc.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131