Công nghệ định vị vệ tinh
Trong tương lai, hệ thống vệ tinh GNSS tiếp tục được duy trì với chất lượng ngày càng cao. Các mạng lưới trong hạ tầng mặt đất sẽ được nâng cấp để cho phép xác định vị trí tuyệt đối với độ chính xác rất cao, theo thời gian thực với độ chính xác 10mm đối với các vệ tinh có quỹ đạo thấp. Hai hướng cơ bản là nâng cấp thiết bị lưới GPS để đáp ứng độ chính xác và nâng cấp các trạm CORS, truyền dữ liệu, cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu bằng các phần mềm hiện đại.
Sự ra đời của công nghệ định vị chính xác với độ chính xác cỡ cm, mm đã mở ra việc ứng dụng công nghệ GNSS trong lĩnh vực chuyên dụng đòi hỏi độ chính xác cao (mà định vị GPS tiêu chuẩn - SPS - không đáp ứng được) như đo đạc, trắc địa, bản đồ.
Công nghệ đo cao
Hướng phát triển công nghệ đo cao trên thế giới trong thời gian tới là: đưa công nghệ đo cao GNSS dần thay thế công nghệ đo thủy chuẩn truyền thống; chính xác hóa mô hình trọng trường toàn cầu; xây dựng mô hình geoid độ chính xác cao ở từng quốc gia; xây dựng hệ độ cao chung cho khu vực và xây dựng hệ độ cao dựa trên mặt geoid toàn cầu thay cho mặt nước biển trung bình nhiều năm tại một trạm nghiệm triều như hiện tại.
Công nghệ viễn thám
Công nghệ viễn thám là một phần của công nghệ vũ trụ. Tuy mới phát triển nhưng công nghệ viễn thám đã nhanh chóng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và được phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển. Công nghệ viễn thám đã trở thành phương tiện chủ đạo cho công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở cấp độ từng nước, từng khu vực và trong phạm vi toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống thu ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao, ảnh siêu phổ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng khai thác ứng dụng cho các nước trong đó có Việt Nam.
Công nghệ LiDAR và chụp ảnh số
Hiện nay trên thế giới công nghệ LiDAR đang có xu hướng phát triển nhanh theo các hướng: cải tiến, hoàn thiện nâng cao độ chính xác và mở rộng tính năng của công nghệ; giảm giá thành của thiết bị; sử dụng kết hợp với các thiết bị và dữ liệu thu được từ các công nghệ khác như ảnh số chụp từ máy bay, ảnh vệ tinh các loại để tạo ra nguồn dữ liệu chính xác hơn, phong phú hơn để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Các thiết bị chụp ảnh số chuyên dụng kết hợp với hệ thống định vị (GPS) và thiết bị xác định quán tính (IMU/INS) có khả năng chụp trực tiếp ảnh số bề mặt đất với độ chính xác cao bằng tia sáng với nhiều phổ khác nhau, các địa vật trên bề mặt đất được thể hiện chi tiết, giải đoán được nhiều tham số hóa học và vật lý của bề mặt đất, lập được bản đồ với độ chính xác cao và đầy đủ thông tin.
Công nghệ bản đồ số và GIS
Nhiều nước trên thế giới và khu vực đã tham gia vào Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC211 nhằm hội nhập với thế giới về tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu đo đạc và bản đồ. Các nước tiên tiến đã ứng dụng rộng rãi công nghệ GIS trong xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia để vận hành chính phủ điện tử, với xu hướng liên kết dữ liệu chung khu vực và toàn cầu, nhằm đáp ứng việc bảo đảm hạ tầng thông tin không gian phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững của mỗi quốc gia. Các công nghệ về cập nhật dữ liệu bản đồ, khai thác các ứng dụng của bản đồ động, bản đồ mạng... đang được các hãng công nghệ trên thế giới phát triển một cách mạnh mẽ, nhiều hệ thống công nghệ phần mềm và GIS đã hỗ trợ hiệu quả cho công tác phân tích không gian và quản lý lãnh thổ. –
Công nghệ đo sâu địa hình đáy biển
Ở các nước tiên tiến việc ứng dụng công nghệ định vị ngầm bằng âm thanh có độ chính xác cao (cỡ cm), trên cơ sở trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như định vị chính xác cao, đo sâu đa tia, quét bề mặt, quét sườn Sonar phân giải cao, khảo sát từ, khảo sát chất đáy,... đúng các tiêu chuẩn quốc tế về thủy đạc.
Công nghệ ảo
Công nghệ điện toán đám mây sẽ hỗ trợ để giải quyết bài toán chia sẻ, cung cấp, lưu trữ dữ liệu và giảm đáng kể kinh phí đầu tư. Trong thời gian 10 năm tới, dữ liệu không gian địa lý sẽ tăng một cách đáng kể, đặc biệt là khối lượng dữ liệu dữ liệu và các yêu cầu về thời gian thực, dữ liệu thực tế sẽ tăng lên. Việc sử dụng điện toán đám mây là một giải pháp đáp ứng yêu cầu trên tạo điều kiện cho người dùng có thể tiếp cận với nguồn thông tin địa lý tại mọi lúc, mọi nơi.
Bước vào giai đoạn 4.0, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác đo đạc và bản đồ giúp xây dựng một hệ thống dữ liệu địa lý theo thời gian thực chính xác và đầy đủ.
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131