Đối với những dự án nhất định, quy mô lớn, quan trắc công trình ngày càng được coi trọng hơn. Chúng dần trở thành quy định bắt buộc phải thực hiện trước khi công trình đi vào hoạt động. Để tìm hiểu chi tiết hơn về lĩnh vực này cùng những phương pháp sử dụng liên quan, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trắc địa Thái Dương nhé.
Quan trắc công trình là gì? Phương pháp sử dụng trong quan trắc công trình
Quan trắc là công tác quan sát, theo dõi các sự thay đổi về chỉ số, hiện tượng công trình. Từ đó giúp kỹ sư đưa ra các phân tích, đánh giá phục vụ cho các mục tiêu nhất định. Một trong những mục tiêu quan trắc có liên quan tới lĩnh vực trắc địa hiện nay là quan trắc công trình.
Tuy nhiên, khái niệm này và quan trắc môi trường là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Người đo cần phân biệt để ứng dụng đúng với mục đích công việc.
>> Xem thêm: Trắc Địa Công Trình: Khái Niệm, Vai Trò Cho Những Ai Chưa Biết
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP đã định nghĩa về "Quan trắc công trình" là một hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, chuyển dịch, biến dạng và các thông số kỹ thuật của công trình, môi trường xung quanh theo thời gian.
Nói đơn giản hơn, đây là quá trình làm việc bao gồm đa dạng công tác. Từ việc theo dõi, đo đạc cho tới ghi lại các sự thay đổi, biến dạng, chuyển dịch độ cao, vị trí... công trình nhiều thời điểm khác nhau. Việc thời gian ngắn hay dài hạn sẽ phụ thuộc vào tính chất công trình. Từ đó, người đo thu được các thông số tương đối, phục vụ các mục đích làm việc.
Một số trường hợp phải thực hiện quan trắc công trình có thể kể tới:
Công trình quốc gia, những công trình khi xảy ra sự cố có thể gây ra thảm họa.
Công trình có dấu hiệu nghiêng, nứt, lún, xuất hiện dấu hiệu gây sập đổ công trình.
Công trình theo yêu cầu của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người quản lý.
Trong công tác quan trắc, một số phương pháp được sử dụng phổ biến bao gồm:
Quan trắc lún là phương pháp sử dụng các thông số liên quan tới độ lún công trình để kiểm tra, xác định độ lún. Cụ thể là độ lệch, tốc độ lún. Từ những thông số đó, kỹ sư có thể so sánh với giới hạn lún đã được tính toán trong thi công xây dựng.
Ngoài ra, quan trắc lún còn giúp đánh giá hiện trạng, tình trạng, độ khả thi của nền móng công trình. Đồng thời, nó giúp xác định giá trị chuyển dịch trung bình của công trình. Từ đó, giúp người đo đánh giá giá trị trong khoảng cho phép tương ứng.
Khi các công trình xuất hiện nguy cơ, dấu hiệu bị nứt, lún, nghiêng, chúng cần được quan trắc kịp thời. Người đo cần kiểm tra toàn diện các hệ kết cấu chịu lực để giảm thiểu tối đa khả năng hư hỏng, gây sụp đổ công trình. Nội dung quá trình quan trắc công trình gồm có:
Vị trí quan trắc.
Thông số quan trắc.
Thời gian quan trắc.
Số chu kỳ đo.
Giá trị giới hạn.
Khi tiến hành công tác quan trắc lún cho công trình, kỹ sư có thể sử dụng phương pháp:
Đo cao hình học.
Đo cao lượng giác.
Đo cao thủy tĩnh.
Chụp ảnh.
Ngoài phương pháp quan trắc lún, các kỹ sư cũng chuộng quan trắc chuyển vị ngang không kém. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần kết hợp một sô biện pháp bổ sung:
Phương pháp hướng chuẩn.
Phương pháp đo góc.
Phương pháp đo cạnh.
Giao hội góc.
Giao hội cạnh.
Giao hội góc - cạnh.
Phương pháp tam giác.
Phương pháp đường chuyền.
Phương pháp quan trắc nghiêng được thực hiện trong điều kiện khu vực thực hiện dự án quan trắc đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với dự án xây dựng sau khi hoàn tất thi công, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Hiện trạng công trình kèm những số liệu quan trắc liên quan là yếu tố chứng minh khả năng hoạt động ổn định của kết cấu công trình khi đưa vào hoạt động. Đồng thời, nó là điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn cho cả công trình.
Một số phương pháp đo độ nghiêng trong quan trắc bao gồm:
Phương pháp tọa độ.
Đo góc ngang.
Đo góc nhỏ.
Phương pháp chiếu đứng.
Phương pháp đo khoảng thiên đỉnh nhỏ của công trình, dự án.
>> Xem thêm: Chi Tiết Từ A - Z Cách Xác Định Tọa Độ Bằng Máy Toàn Đạc
Trong công tác quan trắc, thiết bị thường được sử dụng nhất là máy toàn đạc. Do yêu cầu về độ chính xác của dữ liệu là rất lớn, công trình đòi hỏi cao về thiết bị sử dụng. Vậy nên, bạn nên ưu tiên máy toàn đạc có tích hợp công nghệ hiện trường tối ưu. Chúng có thể đảm bảo mang lại hiệu suất vượt trội, kết quả chính xác cho mọi dự án. Kể cả những công trình yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp.
Máy toàn đạc đến từ các thương hiệu nổi tiếng Leica, South, Nikon, Sokkia... có thể giúp người dùng nâng cao độ chính xác. Máy có thể bố trí điểm và đo cạnh, góc, điểm khuất, cột... Đồng thời, các thiết bị còn giúp người dùng đo khảo sát địa hình, đo bình sai đường chuyền, đo trắc ngang.
Hiện nay, Trắc địa Thái Dương đang phân phối chính hãng các dòng sản phẩm tới từ những thương hiệu nổi tiếng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần tìm hiểu thêm về sản phẩm quan trắc của đơn vị, liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Nhìn chung, quan trắc công trình có vai trò đặc biệt đối với dự án xây dựng. Đặc biệt là sau khi dự án được thi công hoàn tất và chuẩn bị đi vào sử dụng. Hiện trạng của công trình và các số liệu chính là yếu tố chứng minh khả năng hoạt động ổn định của kết cấu công trình. Ngoài ra, đây cũng là điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn cả dự án.
Để tìm hiểu thêm về các phương pháp quan trắc cũng như thiết bị đo đạc. vui lòng liên hệ Trắc địa Thái Dương để được chúng tôi giải đáp.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Email: tracdiathaiduong@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131