Thế kỷ 21, công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến với các thiết bị, máy móc hoạt động mạnh mẽ, tối ưu vì công việc. Trong ngành đo đạc trắc địa, phương pháp đo GNSS tĩnh được quan tâm, sử dụng ngày một rộng rãi. Vậy đo GNSS tĩnh là phương pháp gì? Nó khác gì với các phương pháp thông thường khác? Phương pháp sử dụng thiết bị nào để tối ưu hóa tính năng của mình? Cùng Trắc địa Thái Dương giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Đo GNSS tĩnh hay còn được gọi là GNSS Static. Đây là phương pháp định vị mang tính chất tương đối trong ngành trắc địa. Cụ thể, phương pháp sử dụng hai hoặc nhiều máy thu vệ tinh được đặt cố định trên hai hoặc nhiều điểm cần đo. Mục đích nhằm thu thập các giá trị đo từ vệ tinh trong một khoảng thời gian đủ dài, phục vụ cho việc lập lưới khống chế trong trắc địa.
So với các phương pháp khác, phương pháp đo GNSS tĩnh cần nhiều thời gian cũng như sử dụng nhiều thiết bị hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng độ chính xác máy mang lại sẽ cao hơn. Vậy nên, phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công tác đo đạc trắc địa.
Phương pháp đo GNSS tĩnh có thể giúp các kỹ sư xác định được:
Tọa độ mốc khống chế dùng trong thi công xây dựng.
Xây dựng mạng lưới khống chế các cấp hạng trong việc khảo sát địa chính, địa hình.
>> Xem thêm: Các Loại Máy Trắc Địa Công Trình Nào Được Sử Dụng Nhiều Nhất?
Phương pháp đo GNSS tĩnh có nguyên lý hoạt động dựa trên việc áp dụng các dòng máy GNSS 1 tần hoặc 2 tần. Kết hợp với mốc gốc nhà nước hạng cao đã có sẵn. Tất cả giúp đo đạc lưới khống chế về mốc đường chuyền hạng thấp hơn.
Các bước đo GNSS tĩnh lần lượt là:
Thu thập dữ liệu.
Chọn hệ tọa độ.
Chọn thời gian.
Lập phương án kỹ thuật và trình duyệt cụ thể.
Lựa chọn điểm.
Chôn mốc.
Chọn thiết bị.
Thực hiện đo ngắm.
Ghi số liệu.
Xử lý số liệu.
Báo cáo kết quả.
Tổng hợp thành quả.
Như đã nói ở trên, định vị bằng hệ thống GNSS được xây dựng trên cơ sở giao hội khoảng cách từ các vệ tinh đã có tọa độ. Khoảng cách từ vệ tinh tới điểm xét chỉ xác định được qua thời gian, tốc độ lan truyền tín hiệu vô tuyến giữa chúng. Khi xuất hiện vấn đề sai số tọa độ vệ tinh, môi trường lan truyền... sai số sẽ xuất hiện. Một số loại sai số chủ yếu trong quá trình đo GPS tĩnh:
Đồng hồ vệ tinh được trạm điều khiển tại mặt đất theo dõi. Do vậy, khi xuất hiện vấn đề sai lệch, trạm sẽ phát tín hiệu chỉ thị thông báo số cải chính cho máy thu GPS. Kỹ sư cần sử dụng hiệu các trị đo giữa các vệ tinh, giữa các trạm quan sát để giảm ảnh hưởng sai số đồng hồ của vệ tinh, máy thu.
Trường hợp chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo không tuân thủ luật Kepler. Khi đó, sẽ xuất hiện nhiều tác động nhiễu lên tín hiệu vệ tinh. Điển hình như: tính không đồng nhất của trọng trường trái đất, ảnh hưởng của sức hút mặt trăng, sức cản khí quyển... Vị trí tức thời của vệ tinh chỉ có thể được xác định theo mô hình chuyển động được xây dựng trên cơ sở các số liệu quan sát từ các trạm có độ chính xác cao trên mặt đất. Đi kèm với đó không thể không nhắc tới sự xuất hiện của sai số.
Sai số quỹ đạo vệ tinh gần như ảnh hưởng trọn vẹn tới sai số tọa độ của điểm quan sát đơn. Tuy nhiên, nó được loại trừ đáng kể trong kết quả định vị giữa hai điểm.
Angten không chỉ thu tín hiệu đi thẳng từ vệ tinh. Nó còn nhận tất cả tín hiệu phản xạ từ mặt đất, môi trường xung quanh. Các nhà chế tạo máy thu cần hoàn thiện không ngừng cấu tạo angten, máy thu để làm giảm sai số.
Hầu hết các dòng thiết bị GNSS RTK đều có thể sử dụng để đo GNSS tương đối. Trong đó, một số thiết bị nổi bật chuyên được tin dùng có thể kể đến: Alpha Geo Netbox 2, Alpha Geo L300, L600.
Máy định vị GNSS RTK Alpha Geo Netbox 2 là dòng thiết bị mới của thương hiệu Alpha Geo. Máy sở hữu hệ thống GNSS có độ chính xác cao, chuyên dùng cho những môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Máy được thiết kế chắc chắn, tính năng nâng cao năng suất làm việc, mở rộng phạm vi đo. Đồng thời, Netbox 2 còn có khả năng thích ứng với mọi điều kiện môi trường khác nhau.
Thông số nổi bật của Alpha Geo Netbox 2 dành cho ai chưa biết:
Độ chính xác: H 2.5mm + 0.5 ppm RMS; V: 5mm + 0.5 ppm RMS.
Số lượng kênh thu: 1408 kênh.
Tín hiệu vệ tinh thu được: GPS, Glonass, Galileo, Beidou, SBAS, QZSS.
Giải pháp đo GNSS tĩnh được cung cấp từ Alpha Geo L300 mang lại độ tin cậy, chính xác cao cho các dự án thực hiện. Thiết bị được thiết kế chắc chắn, gọn nhẹ, đáp ứng mọi nhu cầu làm việc cho chuyên gia trong mọi điều kiện môi trường. Đây là giải pháp khảo sát hoàn chỉnh, tối ưu hóa mọi công việc cho người dùng.
>> Xem thêm: Top 3 Máy GPS RTK Chất Lượng Cao Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Máy định vị Alpha Geo L600 là phiên bản được nâng cấp về thiết kế, tính năng so với L300. Nhờ khả năng tổng hợp, độ bền cao và tích hợp công nghệ hiện đại, L600 giúp cải thiện hiệu suất hoạt động trong những môi trường phức tạp.
Phương pháp đo GNSS tĩnh ngày càng được áp dụng phổ biến trong công tác đo đạc. Trong đó, netbox 2, L300, L600 là các thiết bị được tin cậy sử dụng nhiều nhất khi thực hiện phương pháp đo tĩnh. Công ty Trắc địa Thái Dương hiện đang là đơn vị phân phối chính hãng các thiết bị đo đạc thương hiệu Alpha Geo tại Việt Nam. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn, chọn thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131