Trong công tác quản lý, sử dụng đất đai của chính quyền địa phương các cấp, hoạt động đo đạc địa chính là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công tác này. Một số khác không nắm rõ pháp luật quy định về đo đạc. Vậy nên, bài viết dưới đây Trắc địa Thái Dương sẽ cung cấp thông tin về nội dung quy định đo đạc địa chính.
Những nội dung chính của quy định đo đạc địa chính
Quy định đo đạc địa chính được căn cứ dựa trên những điều luật:
Luật Đất đai 2013.
Luật Đo đạc, bản đồ 2018.
Nghị định Quy định hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai số 43/2014/NĐ-CP.
Thông tư về bản đồ địa chính 25/2014/TT-BTNMT.
Thông tư quy định chi tiết sửa đổi bổ sung một số nghị định thi hành Luật đất đai, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 33/2017/TT-BTNMT.
>> Xem thêm: Trắc Địa Thái Dương - Đơn Vị Cung Cấp Dịch Vụ Đo Đạc Địa Chính Chuyên Nghiệp Hà Nội
Đo đạc địa chính là một trong những hoạt động dịch vụ của lĩnh vực thi công đất đai. Cụ thể, công việc này bao gồm xác định mốc giới, ranh giới, diện tích các lô đất, thửa đất. Đây là công việc lấy số liệu về đất và thực hiện 4 nhiệm vụ:
Trích lục thửa đất.
Đo đạc nhằm chỉnh lý bản đồ địa chính.
Đo, vẽ, bổ sung thêm vào bản đồ địa chính.
Đo, vẽ bản đồ khu vực địa chính.
Mục đích chính của hoạt động đo đạc là phục vụ công tác quản lý đất. Ngoài ra, nó cũng giúp ích cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thu thuế.
Các nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính theo điều 8 thông tư 25/2014/TT-BTNMT:
Khung bản đồ.
Điểm độ cao các hạng và khống chế tọa độ, các điểm địa chính, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định...
Mốc, đường địa giới hành chính các cấp.
Mốc giới quy hoạch và chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn cho thủy lợi, đê điều, giao thông.
Ranh giới thửa đất.
Ngoài ra, trong thông tư, nội dung thể hiện trong bản đồ còn bao gồm nhà ở và các công trình xây dựng. Trong đó, các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế công trình. Bên cạnh đó, nội dung còn gồm các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, ghi chú thuyết minh, dáng đất...
Luật đất đai năm 2013 quy định rằng việc lập bản đồ địa chính phải được thực hiện chi tiết. Nó phải cụ thể tới từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Việc chỉnh lý bản đồ được thực hiện khi hình dạng, diện tích, kích thước thửa đất và các yếu tố khác có liên quan tới nội dung bản đồ thay đổi.
Người thực hiện đo đạc phải phối hợp với chủ sở hữu nhằm xác định mục đích của việc đo đạc. Cụ thể như đo đạc để cấp đổi, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển công năng sử dụng, tách thửa, cắm ranh, hợp thửa...
Đồng thời, người thực hiện đo đạc cũng cần yêu cầu chủ sở hữu đất cung cấp các loại giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng đất, thửa đất. Điển hình như:
Chứng minh nhân dân.
Giấy chứng minh quyền dùng đất cũ.
Hộ khẩu.
Theo khoản 2 điều 25 Luật đo đạc & Bản đồ 2018, nội dung bao gồm:
Đo đạc và xác định ranh giới của thửa đất, đối tượng địa lý liên quan.
Thu thập dữ liệu, thông tin về thửa đất, đối tượng địa lý liên quan.
Thành lập bản đồ.
Chỉnh lý biến động của bản đồ.
Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về địa chính.
Theo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, người đo có thể lựa chọn phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng 4 phương pháp. Cụ thể là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, phương pháp đo bằng công nghệ GNSS tương đối, phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp đo vẽ trực tiếp. Cuối cùng là phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc, máy kinh vĩ.
Không những vậy, người cần kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc trước, sau mùa đo. Đặc biệt là khi phát hiện có biến động ảnh hưởng tới độ chính xác của máy. Sau khi xác định được, bạn cần lập hồ sơ kiểm nghiệm, giao nộp kết quả cùng tài liệu đo.
Về vấn đề xác nhận bản đồ địa chính, bản đồ phải được đơn vị thi công xác nhận, đơn vị kiểm tra ký xác nhận. Đồng thời, UBND cấp xã xác nhận đo đạc phù hợp hiện trạng sử dụng, quản lý.
>> Xem thêm: Giải Mã Lý Do Công Nghệ Đo RTK Ngày Càng Được Ưa Chuộng
Lệ phí đo đạc là một trong những khoản phí thuộc thẩm quyền HĐND cấp tỉnh. Đây là khoản thu đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê mới, chuyển mục đích sử dụng đất. Mức thu sẽ được căn cứ vào công việc, yêu cầu đo đạc, lập bản đồ địa chính. Để xác định đúng mức phí, người đo cần xác định địa phương sinh sống, diện tích đất đai... Từ đó mới có thể so sánh, đối chiếu với mức phí chính quyền yêu cầu.
Nhìn chung, khi có nhu cầu thực hiện dự án liên quan công tác đo đạc địa chính, bạn có thể giao cho tổ chức có tư cách pháp nhân 100%. Họ là những đơn vị hoạt động về dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Trên đây là những thông tin về quy định đo đạc địa chính do Trắc địa Thái Dương tổng hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, góp ý nào liên quan tới nội dung bài viết, liên hệ chúng tôi để nhận được giải đáp. Trắc địa Thái Dương luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng.
Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Email: tracdiathaiduong@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131