Khi đọc đặc điểm kỹ thuật về thu tín hiệu vệ tinh của các máy định vị RTK, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy từ "SBAS". Tuy nhiên không phải ai cũng biết SBAS là gì. Vậy vai trò của chúng có giúp ích nhiều cho khả năng định vị của máy hay không? Cùng Trắc địa Thái Dương tìm hiểu kỹ về hệ thống SBAS trong bài viết này nhé.
Cũng như các hệ vệ tinh GNSS, SBAS cũng là thuật ngữ để gọi một loại mạng lưới các vệ tinh. Nhưng quy mô hoạt động và khai thác của mỗi vệ tinh SBAS không lớn. SBAS - Satellite Based Augmentation System là hệ thống các trạm điều khiển và vệ tinh khu vực, địa phương. Chúng được các quốc gia phóng ra ngoài vũ trụ để khai thác và hỗ trợ cho hệ thống GNSS toàn cầu. Vai trò chính là gia tăng độ chính xác, cải thiện kết quả cho các thiết bị khai thác tín hiệu vệ tinh.
Như các bạn đã biết, hệ thống vệ tinh toàn cầu GNSS vẫn có các sai số khi truyền tín hiệu. Những tác nhân gây ra sai số là khí quyển, sai số đồng hồ, sai số quỹ đạo vệ tinh, tầng điện ly và các yếu tố khách quan khác.
Còn với hệ thống SBAS, đây là hệ thống định vị địa phương. Các trạm SBAS được đặt tại các mốc có vị trí chính xác từ trước. Người dùng có thể đối chiếu dữ liệu SBAS với tín hiệu nhận được từ hệ thống GNSS. Khi phát hiện ra sự chênh lệch kết quả lớn, chúng được coi là một lỗi. Từ đây sẽ có những bản sửa lỗi từ trạm địa phương đến vệ tinh địa tĩnh và đưa kết quả hiệu chỉnh đi khắp khu vực. Hiệu chỉnh từ hệ thống SBAS được gọi là hiệu chỉnh độ lệch. Nhờ vào đó, người dùng có thể dùng thiết bị của mình để xác định kết quả đáng tin cậy hơn. (Ví dụ như máy định vị GNSS RTK, máy GPS cầm tay...)
>> Xem thêm: Cấu Tạo Hệ Thống Compass Bạn Nên Biết
Với mục đích là cải thiện tín hiệu GNSS, giảm sai số hoặc phục vụ cho mục đích quốc gia, nhiều nước trên thế giới đã cho xây dựng hệ thống SBAS tại khu vực của mình.
Tại Châu Âu, Á: EGNOS (EU), MSAS (Nhật), GAGAN (Ấn Độ), BDSBAS (Trung Quốc), KASS (Hàn Quốc), SDCM (Nga)...
Tại Châu Mỹ: WASS (Hoa Kỳ).
Châu Phi và Ấn Độ Dương: A-SBAS.
Châu Đại Dương: SPAN (Úc và New Zealand)...
Dù SBAS là hệ thống vệ tinh địa phương đơn lẻ của từng quốc gia, khu vực. Hệ thống này vẫn thống nhất được các quy tắc chung áp dụng trên toàn thế giới. Đặc điểm chung của hệ thống là:
Mỗi vệ tinh trong hệ thống SBAS tương thích và không gây trở ngại cho nhau.
Tính tương tác với người dùng: Nếu bạn dùng các thiết bị thu tín hiệu vệ tinh tại khu vực hoạt động của SBAS, bạn vẫn có thể nhận tín hiệu hiệu chỉnh.
SBAS có ý nghĩa và ứng dụng cao với ngành trắc địa. Để khai thác tốt hệ thống này, bạn cần bộ thu tín hiệu cực kỳ chất lượng. Hiện nay có nhiều máy thu GNSS RTK có khả năng khai thác các vệ tinh SBAS tốt. Bạn có thể tham khảo các thiết bị sau:
Máy GNSS RTK ALPHAGEO Netbox 2 là máy thu 2 tần hiện đại với 1408 kênh. Nói về chất lượng của máy, ta phải nói tới tính năng bù nghiêng khởi tạo 4D trong 3s. Bộ cảm biến bù nghiêng IMU hỗ trợ người dùng đo đạc tại vị trí khuất mà vẫn lấy được kết quả đáng tin cậy. Ngoài ra khối lượng cũng là một đặc điểm được đánh giá cao với những kỹ sư trắc địa. Bạn có thể sử dụng máy ngoài thực địa mà không lo bụi xâm nhập vì Netbox 2 đạt tiêu chuẩn IP67.
Là thiết bị cải tiến mới ra mắt của hãng, máy RTK ALPHAGEO NEW L300 chắc chắc sẽ không làm bạn thất vọng. Với số lượng kênh thu được giống như Netbox 2, NEW L300 còn được trang bị thêm giao thức Alphatalk15. Giao thức này cho phép đo phát đo phát base radio trong bán kính 15km. Bạn có thể thu tín hiệu các vệ tinh SBAS cụ thể như: GAGAN, WAAS, MSAS, SDCM, EGNOS.
Toknav là thương hiệu lớn thứ 3 tại Trung Quốc về sản xuất máy GPS. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của các máy RTK Toknav. Trong các dòng máy mới được hãng cho ra mắt thị trường, thì TOKNAV T10 PRO là thiết bị nổi trội nhất. Nhiều người còn cho rằng T10 PRO là đánh dấu cho cuộc cách mạng trong công nghệ khải sát, đo đạc. Máy có thể thu tín hiệu SBAS trong dải tần L1.
Các điểm nổi bật của máy định vị vệ tinh GNSS RTK TOKNAV T10 PRO là:
Thiết kế nhỏ gọn: nặng 0.75kg, kích thước máy 100.5mm x 100.5mm x 72mm.
Cảm ứng bù nghiêng 60 độ với độ chính xác < 2cm.
Kết nối trạm CORS quốc gia tốt.
Hoàn toàn chống ẩm, thân vỏ chắc chắn, đạt IP68.
Sai số đo đạc cực thấp, có thể thu tín hiệu tại khu vực bị che khuất.
Có thể hoạt động liên tục trong 9 tiếng với pin có dung lượng 9600mA.
Đi cùng máy là sổ tay điện tử PCR100, ngôn ngữ hiển thị hỗ trợ cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thời gian làm việc của sổ tay là 15 tiếng đồng hồ (dung lượng pin 7000mAh).
>> Xem thêm: Top 3 Thương Hiệu Chuyên Sản Xuất Máy Định Vị RTK 2 Tần Được Ưa Chuộng
Thiết bị định vị vệ tinh GNSS RTK Geomate SG7 có thể nhận tín hiệu SBAS với dải tần L1. Điểm nổi bật của các thiết bị RTK của Geomate là cảm ứng bù nghiêng miễn nhiễu loạn từ trường. Máy có đầy đủ các chế độ đo đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu đo đạc các dự án có quy mô từ lớn đến nhỏ. Bảng điều khiển của Geomate SG7 gồm màn hình OLED và 2 phím bấm. Người dùng có thể thao tác với máy tại khu vực thiếu sáng hoặc ban đêm. Ngoài ra, dung lượng pin của SG7 cũng khá lớn, giờ làm việc luôn đảm bảo trên 9 tiếng với bất kỳ chế độ đo nào.
Để có thể khai thác tốt hệ thống SBAS, bạn cần một thiết bị thu tín hiệu vệ tinh chất lượng. Khách hàng mua các thiết bị RTK tại Trắc Địa Thái Dương có thể yên tâm về chất lượng và xuất cứ sản phẩm. Ngoài ra, Trắc địa Thái Dương có chính sách hỗ trợ cập nhật sổ tay trọn đời và chuyển giao công nghệ miễn phí.
Công ty TNHH thương mại & công nghệ Trắc Địa Thái Dương là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ trắc đạc (đo đạc hiện trạng vị trí, đo đạc khảo sát địa hình, tư vấn pháp lý). Ngoài ra, Trắc Địa Thái Dương còn cung cấp các thiết bị phục vụ công tác trắc địa như máy GPS GNSS RTK với giá tốt, đảm bảo chất lượng. Mọi thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA THÁI DƯƠNG
Địa chỉ: 349 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904193788
Fanpage: Trắc Địa Thái Dương
Email: tracdiathaiduong@gmail.com
Chia sẻ bài viết:
TP. Hà Nội : 0904 193 788
TP. HCM : 0986 817 116
- HỖ TRỢ KT 1 : 0918 618 131